Lâm Tấn Lợi – Võng xếp Duy Lợi

Ông Lợi vốn là một người lính, nhiều năm ăn lương “biên chế” Nhà nước nhưng nỗi niềm canh cánh trong ông là phải làm được một điều gì đó giúp đỡ những mảnh đời nghèo khó mà ông gặp trên từng nẻo đường cứ thôi thúc. Tuy hơi muộn, nhưng vào năm 1999 Doanh nghiệp tư nhân võng xếp Duy Lợi đã ra đời, làm thoả lòng mong đợi, khao khát của Lâm Tấn Lợi. Do đầu tư đúng hướng cộng thêm một chút may mắn trong thương trường, tên tuổi võng xếp Duy Lợi chẳng mấy chốc được khách hàng khắp cả nước ưa chuộng và danh tiếng đã được các bạn hàng của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, ... biết đến.

Ông Lợi vốn là một người lính, nhiều năm ăn lương “biên chế” Nhà nước nhưng nỗi niềm canh cánh trong ông là phải làm được một điều gì đó giúp đỡ những mảnh đời nghèo khó mà ông gặp trên từng nẻo đường cứ thôi thúc. Tuy hơi muộn, nhưng vào năm 1999 Doanh nghiệp tư nhân võng xếp Duy Lợi đã ra đời, làm thoả lòng mong đợi, khao khát của Lâm Tấn Lợi. Do đầu tư đúng hướng cộng thêm một chút may mắn trong thương trường, tên tuổi võng xếp Duy Lợi chẳng mấy chốc được khách hàng khắp cả nước ưa chuộng và danh tiếng đã được các bạn hàng của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, ... biết đến.

alt

Nhưng thương trường, ai lường đâu được chữ “ngờ”!. Vào một ngày tháng 8 năm 2002, đại diện của nhóm Johnson Miki của Nhật Bản khăng khăng yêu cầu ông Lợi cho... dừng sản xuất võng hoặc nếu tiếp tục sản xuất và xuất khẩu vào Nhật Bản thì phải trả cho nhóm Miki 4 đôla/ sản phẩm nếu không nhóm Miki sẽ kiện sạt nghiệp hãng Duy Lợi vì “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”. Không những không được bán hàng tại Nhật, hãng Miki còn đe dọa sản phẩm của Duy Lợi còn không được bán tại 112 quốc gia thành viên của Hiệp hội sáng chế Quốc tế.

'Đau' vì bị người ta vu cho mình là 'kẻ ăn cắp', nên ông Lợi đã quyết tâm đòi lại sự công bằng. Thực ra, vào thời điểm đó việc đấu tranh bảo vệ thương hiệu còn khá mới mẻ, chưa có kinh nghiệm, hầu hết các thương hiệu của chúng ta đều 'cắn răng' nhường phần thắng cho các doanh nghiệp nước ngoài trong các cuộc tranh chấp sở hữu trí tuệ vì chúng ta chưa nắm rõ luật. Nhóm Miki cũng dựa vào các điểm yếu đó mà có những tranh chấp với Duy Lợi.

Nhưng, ông Lâm Tấn Lợi đã làm đúng trình tự, tuân thủ đầy đủ các quyền về sở hữu trí tuệ và điều quan trọng là sản phẩm; 'Khung mắc võng' là do ông Lợi sáng chế nên sau 6 tháng nghiên cứu pháp luật, ông Lợi cùng với luật sư của mình với lý lẽ thuyết phục nên Cơ quan sáng chế của Nhật Bản đã ra quyết định huỷ bỏ văn bằng giải pháp hữu ích “Khung võng tiện dụng” của nhóm Miki.

Vào tháng 3 năm 2003, thương hiệu võng xếp Duy Lợi mới được trả lại tên và khai thông tại thị trường Nhật Bản, nhưng niềm vui chẳng bao lâu, một cuộc tranh chấp quyền sở hữu tương tự lại xảy ra với Duy Lợi, lần này cam go hơn, phức tạp hơn vì nó xảy ra tại Mỹ.

Nhiều người bảo, lần kiện này, ông Lâm Tấn Lợi thua đứt rồi, vì đây là nước Mỹ, một đất nước luôn tự hào về luật sở hữu trí tuệ, nhưng ông Lợi quyết tâm: mình đúng thì sợ gì, tốn mấy cũng “làm tới bến”, và ông Lợi đã chi cả chục ngàn đô - la để sang kiện tại Mỹ. Số là, ông Lợi cho xuất một container hàng sang Mỹ, rồi sau đó các đơn đặt hàng từ Mỹ biệt vô âm tín. Thấy lạ, ông nhờ luật sư tìm kiếm, sau một thời gian biết được rằng, ông Chung Sen Wu (quốc tịch Đài Loan) đã được Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO) cấp bằng sáng chế cho chiếc võng giống hệt với chiếc võng xếp Duy Lợi. Và chính điều này mà Võng xếp Duy Lợi vĩnh viễn không được xuất vào thị trường Mỹ nếu như ông Lợi không vác đơn đi kiện...

Từ tháng 5/ 2004 ông Lợi đã gửi đơn sang Mỹ yêu cầu USPTO huỷ hiệu lực bằng sáng chế mà cơ quan này đã cấp cho ông Chung Sen Wu với lý do là ông Lâm Tấn Lợi đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp từ ngày 23/3/2000 trong khi ông Chung Sen Wu nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ vào ngày 15/8/2001. Sau hơn 1 năm đấu tranh bền bỉ, đầy gian nan, ông Lợi cùng với luật sư của mình một lần nữa tìm lại được sự công bằng cho thương hiệu Võng xếp Duy Lợi.

Thắng lợi ngay tại hai quốc gia rất nghiêm ngặt về quyền sở hữu trí tuệ là một thành công của võng xếp Duy Lợi nhưng quan trọng hơn là ông Lợi đã rút ra cho chính mình và các doanh nghiệp Việt Nam những bài học vô cùng quý báu trong môi trường hội nhập với thế giới. Ông Lợi cho biết: “ các doanh nghiệp nước ngoài rất am hiểu về luật pháp và họ cũng tìm hiểu rất kĩ những khó khăn của các đối thủ để “tung” đòn. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có những sáng tạo thì hãy nên nhờ các chuyên gia về luật pháp tư vấn để đăng kí ngay nếu không sẽ bị rơi vào những tranh chấp liên miên, có khi mất cả chì lẫn chài”.

VnCharm

Nguồn:

http://www.duyloi.com

Bình luận của bạn