‘Chất mới’ cho cà phê Việt

Không những “trẻ hóa” cây cà phê Tây Nguyên già cỗi, Nestlé còn đầu tư “triệu đô” mang công nghệ khử caffeine hàng đầu thế giới để tạo ra sản phẩm cà phê Việt “không gây mất ngủ”, đáp ứng nhu cầu thị trường Mỹ, châu Âu và châu Á. Dùng nước để chiết xuất caffeine sẽ cho ra những hạt cà phê chất lượng tốt nhất. Công nghệ này cũng giảm thiểu tác động về môi trường, giảm lượng tiêu thụ nước và năng lượng tới 20%, giảm đáng kể lượng khí thải CO2 so với quy trình sản xuất hạt cà phê khử caffeine thông thường.    

‘Chất mới’ cho cà phê Việt

Không những “trẻ hóa” cây cà phê Tây Nguyên già cỗi, Nestlé còn đầu tư “triệu đô” mang công nghệ khử caffeine hàng đầu thế giới để tạo ra sản phẩm cà phê Việt “không gây mất ngủ”, đáp ứng nhu cầu thị trường Mỹ, châu Âu và châu Á.

Cà phê vì khẩu vị và sức khỏe người dùng

Cuối tháng 3/2015 Nestlé vận hành Nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine đầu tiên ở Việt Nam tại Nhà máy Nestlé Trị An, khu công nghiệp Amata, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nhà máy sẽ sử dụng nguyên liệu 100% là hạt cà phê Việt Nam và xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô tới các nhà máy của Nestlé trên toàn cầu như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Maylaysia, Tây Ban Nha,…

Dùng nước để chiết xuất caffeine sẽ cho ra những hạt cà phê chất lượng tốt nhất. Công nghệ này cũng giảm thiểu tác động về môi trường, giảm lượng tiêu thụ nước và năng lượng tới 20%, giảm đáng kể lượng khí thải CO2 so với quy trình sản xuất hạt cà phê khử caffeine thông thường.

Tuy nhiên đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao và vốn đầu tư lớn. Và Nestlé đã tin tưởng chọn Việt Nam là điểm thứ hai để thực hiện quy trình công nghệ khắt khe này.

Trên thế giới cà phê không có caffeine đang là sản phẩm được ưa chuộng ở thị trường Mỹ, châu Âu và dần phổ biến ở châu Á. Người dùng có thể yên tâm dùng cà phê mọi lúc mà không phải lo ngại tình trạng mất ngủ.

Từ đó, việc Nestlé mạnh tay đầu tư nhà máy 80 triệu USD này còn mang ý nghĩa “chắp thêm cánh” cho sản phẩm cà phê Việt. Bởi công nghệ hàng đầu thế giới này sẽ là “đòn bẩy” quan trọng đưa hương vị cà phê Tây Nguyên vốn đã “có tiếng” nay có cơ hội tiếp cận sâu hơn với khẩu vị của khách hàng trên toàn thế giới.

Những hạt cà phê không caffeine được sản xuất ở nhà máy Đồng Nai còn hứa hẹn tạo nên một hướng đi hoàn toàn mới cho ngành cà phê Việt Nam: cà phê vì sức khỏe người tiêu dùng.

alt

Ông Paul Bulcke, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Nestlé chia sẻ trong lễ khánh thành nhà máy, “Việc xây dựng nhà máy thể hiện sự tin tưởng sâu sắc của chúng tôi với Việt Nam, nơi Nestlé đã hoạt động kinh doanh thành công trong hơn 20 năm qua, nơi chúng tôi cam kết tiếp tục tạo ra giá trị chung cho cộng đồng, cho người nông dân trồng cà phê, cho người tiêu dùng tại đây”.

Việt Nam - địa danh nổi bật trên bản đồ cà phê thế giới

Hiện Nestlé đang mua cà phê thô tại Việt Nam để sản xuất các sản phẩm cà phê vừa tiêu thụ trong nước, vừa để xuất khẩu. Lượng thu mua hàng năm chiếm đến 20-25% tổng sản lượng cà phê cả nước.

Tuy nhiên, “Chúng tôi đến đây không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là mua càng nhiều cà phê càng tốt, giá càng rẻ càng tốt mà còn muốn phát triển bền vững. Chúng tôi muốn xây dựng Việt Nam thành điểm tham chiếu cà phê robusta trên thế giới”, ông Nandu Nandkishore - Phó Chủ tịch Tập đoàn Nestlé phụ trách khu vực châu Á, châu Đại Dương và châu Phi chia sẻ với báo giới.

Cam kết này đã được Nestlé thực hiện từ năm 2011 qua dự án Nescafé Plan, góp sức thay đổi thói quen canh tác của người nông dân trồng cà phê cũng như “trẻ hóa” những cây cà phê Tây Nguyên già cỗi.

alt

Nescafé Plan là một dự án toàn cầu bao gồm tập hợp các cam kết của công ty về hoạt động canh tác, sản xuất và tiêu dùng cà phê có trách nhiệm. Ở Việt Nam, chương trình hứa hẹn đẩy nhanh việc cung cấp cho thị trường những giống cà phê mới với năng suất lên đến 7 tấn/hecta, gần gấp đôi năng suất trung bình hiện nay, thu nhập của của người trồng từ đó tăng khoảng 600 USD trên/ha/năm.

Sau 4 năm dự án đã mang hơn 7 triệu cây giống cà phê năng suất cao đến với nông dân các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai... 21.000 nông dân cũng được tập huấn kỹ thuật dự trên nền tảng của bộ quy tắc quốc tế 4C sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững.

Năm 2015, Nescafé Plan tiếp tục công bố kế hoạch hỗ trợ thêm 4 triệu giống cây giống cho nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó Nestlé hỗ trợ 50% giá giống.Nestlé cũng là đối tác chính của với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong dự án PPP nhằm hỗ trợ người nông dân nâng cao chất lượng hạt cà phê, nâng cao năng suất và thu nhập. Hiện Tập đoàn này điều hành 5 nhà máy với khoảng 2.000 nhân viên ở VN. Tổng vốn đầu tư cho đến nay là hơn 450 triệu USD.

Những bước đi của Nestlé ở Việt Nam đang cho thấy một kế hoạch đồng hành bài bản và bền vững với cây cà phê Việt từ việc tăng chất lượng cho nguyên liệu đầu vào cho tới tạo ra những sản phẩm hảo hạng bằng công nghệ hiện đại hàng đầu. Như ông Nandu Nandkishore từng khẳng định, “Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là đưa Việt Nam thành điểm tham chiếu cùa cà phê trên thế giới, nhắc tới cà phê là phải nhắc tới Việt Nam”.

Vncharm

Nguồn : vnexpress.net

 

 

Bình luận của bạn