Phở cá Cần Thơ – Món ngon của người miền sông nước

Ẩm thực miền Tây và nhất là ẩm thực Cần Thơ xưa nay nổi tiếng với món bún cá, được xem như một đặc trưng văn hóa ẩm thực miền sông nước, mà ít có vùng nào sánh được. Cũng như bún cá miền Tây, phở lại là một trong những đặc trưng nổi tiếng của Hà thành, và đến Cần Thơ, sự kết hợp hài hòa mạnh dạn và độc đáo, đã tạo thành món phở cá Cần Thơ thơm ngon, khó nén lòng.

Ẩm thực miền Tây và nhất là ẩm thực Cần Thơ xưa nay nổi tiếng với món bún cá, được xem như một đặc trưng văn hóa ẩm thực miền sông nước, mà ít có vùng nào sánh được. Cũng như bún cá miền Tây, phở lại là một trong những đặc trưng nổi tiếng của Hà thành, và đến Cần Thơ, sự kết hợp hài hòa mạnh dạn và độc đáo, đã tạo thành món phở cá Cần Thơ thơm ngon, khó nén lòng.

Người được coi là khai sinh ra món phở cá Cần Thơ là một người gốc Bắc, di cư vào Cần Thơ và coi như đây là quê hương thứ 2 của mình. Mang theo những ấp ủ một hương vị phở đầy thổn thức từ quê cũ, cảnh sông nước hữu tình giàu tôm cá ở quê mới đã làm nảy sinh ý tưởng nơi người này về một món ăn mới mẻ vừa để thỏa nỗi lòng với quê cũ, vừa để tăng thêm cái thân tình nơi quê mới khoáng đạt hiền hòa.

Phở cá Cần Thơ ra đời như thế, chưa nhiều tuổi lắm nhưng nay càng ngày trở nên phổ biến, và được phục vụ ở một số quán ăn, nhà hàng ở địa phương mà khách đi du lịch đến Cần Thơ đều rất thích thú thưởng thức. Phở cá ngon và lạ bởi vị béo vừa phải, ngọt thanh đạm từ nước dùng hầm từ xương cá, đầu cá, xương ống.

Thêm vào đó, góp phần làm cho món phở cá được nhớ mãi đến, đương nhiên là vị thơm ngon chủ đạo từ những lát cá lóc rim ngấm da vị thật đậm đà. Phần nước dùng với các nguyên liệu như đề cập, khiến chúng ta dễ dàng hình dung cái hồn trong những món nước dùng của người miền Tây vốn luôn sử dụng xương cá đầu cá để ninh hầm cho ngọt. Về phần cá lóc cho vào phở, chính là phần cá đã được luộc và tách khỏi xương, rồi được chiên vàng, sau đó rim với nước sốt gồm chút ngũ vị hương, nước mắm, muối đường, bột ngọt, rim lửa nhỏ cho cá thật thấm thật ngon vừa vặn rồi mới tắt bếp.

Sau khi nước dùng và phần cá lóc đã sẵn sàng, người ta bỏ phở vào tô, xếp cá lóc rim lên, thêm chút thì là thái nhuyễn rồi múc nước dùng chan lên vừa ngập mặt phở. Kèm theo tô phở cá, không khi nào thiếu các loại rau phổ biến ở miền Tây như rau nhút, húng lủi,…và một chén nước mắm mặn nhỏ hơi cay.

Trong những hương vị ẩm thực đặc trưng ấy, hẳn là sẽ không thiếu vắng vị ngon độc đáo của món phở cá tròn vị. Món ăn vừa thể hiện nét đặc trưng ẩm thực địa phương, vừa thể hiện sự cởi mở thân tình, để giao hòa những nét đẹp văn hóa của mỗi vùng, khiến cho cuộc sống thêm tươi đẹp và thăng hoa.

Bình luận của bạn