Ăn củ đậu như thế nào mới đúng?

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn nước có vị ngọt nhẹ và thanh mát. Củ đậu có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như làm salad, nộm, nấu canh… vừa mát vừa bổ. Củ đậu là loại quả có tác dụng giải nhiệt, chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và muối khoáng khác như canxi, sắt, vitamin C… cần thiết cho cơ thể.

Ít ai biết rằng củ đậu có tác dụng nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp tốt hơn, trị chứng đi ngoài ra máu, giúp giải độc rượu, giảm cân hiệu quả… Tuy nhiên, nếu sử dụng củ đậu không đúng cách có thể không đem lại bất cứ lợi ích gì cho cơ thể của chúng ta. Sau đây là một số điều cần biết trước khi bạn sử dụng củ đậu:

Những điều lưu ý khi ăn củ đậu - ảnh 1

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn nước có vị ngọt nhẹ và thanh mát (Ảnh minh họa: Internet)

Ăn củ đậu vừa phải

Nhiều người biết được tác dụng giảm cân của củ đậu nên ăn không có điểm dừng. Nhiều bạn thậm chí có quan niệm rằng, ăn càng nhiều thì càng không bị đói, tránh phải nạp nhiều thức ăn vào cơ thể nhưng đó là điều hoàn toàn sai lầm.

Bởi vì trong củ đậu chứa nhiều nước, khi bạn ăn củ đậu quá nhiều, thậm chí đến mức no căng thì dạ dày của bạn sẽ ngày một dãn ra. Khi dạ dày của bạn đã dãn ra thì dịch dạ dày sẽ tiết nhiều hơn. Kết quả là làm cho bạn ăn nhiều mà vẫn cảm thấy đói, nên nhưng nỗ lực giảm cân từ củ đậu của bạn sẽ không thành công như ý muốn.

Không nên ăn củ đậu cả ngày

Nhiều người nghĩ rằng củ đậu giàu chất xơ, ít năng lượng và giàu viatamin nên có thể ăn cả ngày, thay thế cho các thực phẩm giàu chất béo và năng lượng khác. Tuy nhiên, củ đậu không thể cung cấp hết những dưỡng chất mà bạn cần. Chính vì thế, việc chỉ ăn củ đậu trong ngày sẽ làm cho bạn thiếu chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng uể oải, mệt mỏi và không thể làm việc được.

Những điều lưu ý khi ăn củ đậu - ảnh 2

Củ đậu không thể cung cấp hết những dưỡng chất mà bạn cần (Ảnh minh họa: Internet)

Không ăn lá và hạt củ đậu

Củ đậu rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên, bạn cần chú ý trong lá và hạt củ đậu có chứa độc tính. Đó chính là thành phần chất tephrosin và rotenon. Ở nhiều vùng, người nông dân thường dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước, sau đó phun vào cây cối để trừ sâu bọ, rệp.

Chính vì vậy, khi ăn phải hạt củ đậu có thể gây ngộ độc, thậm chí bị đau bụng dữ dội, toàn thân bị co giật,loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp…

Tuy vậy, củ đậu, hạt, lá và hoa đều có thể được dùng làm thuốc. Trong dân gian, hạt cây củ đậu dùng giã nhỏ nấu với dầu mè để nguội bôi chữa ghẻ. Do đó bạn có thể dùng hạt củ đậu để bôi ngoài da thay vì ăn chúng.

Bình luận của bạn