Bến Tre công bố chỉ dẫn địa lý cho 7 sản phẩm chủ lực

7 sản phẩm chủ lực vừa được tỉnh Bến Tre công bố chỉ dẫn địa lý gồm: tôm càng xanh, nghêu, cua biển, sầu riêng, chôm chôm, xoài và gạo.

Đại biểu thực hiện nghi thức dán tem chỉ dẫn địa lý cho 7 sản phẩm chủ lực. Ảnh: Minh Đảm.

Đại biểu thực hiện nghi thức dán tem chỉ dẫn địa lý cho 7 sản phẩm chủ lực. Ảnh: Minh Đảm.

Sáng 14/6, trong khuôn khổ Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng ĐBSCL lần thứ 27, tỉnh Bến Tre công bố chỉ dẫn địa lý và thực hiện nghi thức dán tem chỉ dẫn địa lý cho 7 sản phẩm chủ lực.

Theo đó, đến nay, tỉnh Bến Tre được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho 9 sản phẩm gồm: dừa xiêm xanh, bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm, xoài tứ quý, cua biển, tôm càng xanh, nghêu và gạo. Qua đó, đưa Bến Tre là tỉnh có 9 Chỉ dẫn địa lý thuộc nhóm đầu của cả nước về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Trong số này, chỉ dẫn địa lý cho dừa xiêm xanh và bưởi da xanh đã được tỉnh Bến Tre tổ chức công bố vào năm 2018. Tỉnh Bến Tre cũng đang xây dựng chỉ dẫn địa lý thêm 4 sản phẩm.

Thông qua bảo hộ chỉ dẫn địa lý, các sản phẩm địa phương được nâng tầm trong sự lựa chọn của người tiêu dùng, việc khai thác và quảng bá cũng trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn, thu hút đầu tư quảng bá du lịch Bến Tre cho vùng có sản phẩm đó.

Gạo Nàng Keo ở huyện Thạnh Phú được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Ảnh: Minh Đảm.Gạo Nàng Keo ở huyện Thạnh Phú được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, Bến Tre đang ưu tiên mời gọi đầu tư dự án lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, hướng đến xây dựng tỉnh trở thành địa chỉ tin cậy cho nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân và doanh nghiệp. Do đó, chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nông dân và chỉ dẫn địa lý là cách thức tốt nhất để bảo hộ đặc trưng của sản phẩm, bảo hộ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cũng như chất lượng ổn định.

 

Bình luận của bạn