"Chợ nông sản" bán rau quả rừng vừa rẻ vừa sạch 100%

Các mặt hàng được bày bán chủ yếu là các loại rau, quả mọc tự nhiên trong rừng, hoặc trồng trên nương rẫy nhưng không sử dụng bất cứ phân, thuốc gì để chăm bón. Chính vì nông sản "sạch 100%" lại bán giá khá rẻ nên rất hút người mua.

Thời gian gần đây, ở phía tây đầu cầu sông Rin, thị trấn Di Lăng, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) có khá đông người đồng bào thiểu số người Ca Dong ở các bản làng mang rau, quả thu hái được trong rừng, trồng trên nương rẫy đến bày bán, tạo nên một "chợ cóc nông sản" tự phát.

Gọi là chợ cho "oai", chứ thật ra số người tham gia bán tại đây hàng ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát chỉ khoảng 10-20 người, với các mặt hàng chủ yếu là các loại rau, quả như: Rau ranh, đọt bí, mít, rau dớn, ớt xiêm... được để trong rổ tre nhỏ đặt ngay ven lề đường.

Đưa tay vào hai rổ tre đựng rau dớn và rau nhút, với khoảng chừng 30 lọn to cỡ bắp tay người lớn, chị Đinh Thị Víu (36 tuổi) bộc bạch: "Tranh thủ trên đường ra rẫy, tôi tìm hái mấy loại rau này và mang ra đây bán, với giá từ 5.000-10.000 đồng/lọn để kiếm thêm chút tiền đi chợ mua thức ăn cho gia đình".

Ngoài rau rừng, tùy thuộc vào mùa và loại nông sản tìm hái được khi lên rẫy, ra nương mà các mặt hàng được bày bán có sự thay đổi đa dạng:  Vụ thu hoạch bắp, đậu thì bán bắp đậu. Hái được ổi, ớt rừng thì bán ổi, ớt rừng... Các loại nông sản được người dân thu hái và bày bán ở đây chủ yếu là tự nhiên, hoặc nếu có trồng thì thói quen canh tác lâu nay của người đồng bào thiểu số cũng không sử dụng các loại phân thuốc như đồng bằng. Do nông sản tại đây "sạch 100" nên được rất nhiều người đi đường và ở gần đó đến mua.

Được biết ngoài phía tây cầu sông Rin, trên tuyến đường Trà Bồng - Tây Trà, đoạn qua đỉnh đèo Eo Chim, thuộc xã Trà Lãnh, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) cũng có "chợ nông sản" của đồng bào người Kor, được hình thành và tồn tại hàng chục năm nay, với các mặt hàng tương đối phong phú hơn. Tại đây người dân còn sử dụng tre nứa, gạch... để xây chòi làm nơi bán

 

Bình luận của bạn