Chương trình bình ổn đủ đáp ứng nhu cầu thị trường
Các nhóm mặt hàng tham gia chương trình bình ổn thị trường 2012, bao gồm 9 nhóm mặt hàng chủ lực: gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả và thủy hải sản. Trong đó, số lượng hàng hóa tham gia vào thị trường 2012, chiếm từ 25 – 30% nhu cầu thị trường, và tăng bình quân 20 – 30% so với năm trước. Cụ thể: gạo nếp 5650 tấn/tháng, đường 2470 tấn/ tháng, dầu ăn 1005 tấn/ tháng, thịt gia cầm 3150 tấn/ tháng, thực phẩm chế biến 1315 tấn/ tháng, thủy hải sản 437 tấn/ tháng…
Trong khi lượng hàng hóa tham gia bình ổn thị trường Tết Quý Tỵ 2013, theo phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí MinhNguyễn Thị Hồngchiếm 30 – 40% nhu cầu thị trường, và tăng bình quân 10 – 15% so với tết Nhâm Thìn. Cụ thể: Gạo nếp 4900 tấn/ tháng, thịt heo 4150 tấn/ tháng, dầu ăn 1155 tấn/ tháng, thực phẩm chế biến 1905 tấn/ tháng…
Tất cả hàng hóa trong chương trình này đều đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời đủ sức cung cầu cho người tiêu dùng kể cả trường hợp thị trường xãy ra biến động giá. Giá bán hàng bình ổn luôn thấp hơn giá bán các sản phẩm cùng chủng loại, chất lượng trên thị trường ít nhất 5 – 10%, trong suốt thời gian thực hiện chương trình.
Điểm khác biệt của chương trình năm nay là có sự tập trung chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, sự hưởng ứng nhiệt tình của các doanh nghiệp tham gia. Chương trình sẽ tập trung triển khai mạnh tại các chợ truyền thống, khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, bệnh viện…
Đối tượng tham gia chương trình thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật HTX có trụ sở hoặc chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Điều kiện để doanh nghiệp tham gia chương trình này phải có chức năng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phù hợp với nhóm mặt hàng của chương trình đưa ra; đồng thời phải có thương hiệu, uy tín, năng lực kinh doanh các mặt hàng thuộc chương trình bình ổn thị trường; có lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường với số lượng lớn, ổn định và xuyên suốt trong thời gian thực hiện chương trình.
Doanh nghiệp tham gia còn phải có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, có phương tiện vận chuyển hàng hóa đủ để đáp ứng cho việc phân phối và bán hàng lưu động theo yêu cầu của chương trình.
Đơn vị tham gia chương trình phải có ít nhất 12 điểm bán hàng hoạt động ổn định trên địa bàn, các điểm bán hàng này phải được đăng ký và có kế hoạch phân phối trong thời gian tham gia bán hàng. Đồng thời phải cam kết cung ứng hàng hóa tham gia chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bán đúng giá đăng ký…
Đối với các doanh nghiệp được vay không tính lãi khi tham gia chương trình, ngoài việc hội đủ các điều kiện theo qui định, doanh nghiệp phải có kế hoạch sản xuất, kinh doanh khả thi và năng lực tài chính lành mạnh.
Các doanh nghiệp này được vay không tính lãi trong thời hạn 12 tháng, tính từ ngày nhận vốn, thời hạn giải ngân chậm nhất là 3 tháng, kể từ ngày đơn vị được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xét chọn. Vốn vay của chương trình không vượt quá vốn điều lệ hoặc vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Cho đến thời điểm này, thành phố cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển mạng lưới bán hàng nằm trong chương trình. Sở Công Thương cũng đã nhắc nhở các điểm bán hàng phải treo băng rôn, bảng hiệu, bố trí hàng hóa ở những nơi thuận tiện nhất để người tiêu dùng dễ nhận biết, giá bán niêm yết giá rõ ràng.
Doanh nghiệp được thành phố cho vay không tính lãi khi tham gia chương trình, có nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả vốn đúng hạn. Trường hợp đơn vị sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không thực hiện đúng cam kết về cung ứng hàng hóa đơn vị phải trả toàn bộ phần vốn đã được vay và sẽ không được xét cho vay trong những lần sau đó
VnCharm
Nguồn tham khảo