Hải Phòng tích cực hỗ trợ doanh nghiệp triển khai chương trình đưa hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng

Sau 6 tháng triển khai thực hiện Chương trình hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Tp.Hải Phòng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước và các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Sở Công Thương Hải Phòng đã hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các hoạt động liên quan đến thị trường trong nước theo các chương trình, đề án được giao.

6 tháng năm 2013, Sở Công Thương Hải Phòng đã xác nhận cho 7 doanh nghiệp đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm trên địa bàn thành phố. Số hội chợ triển lãm thương mại được Sở Công Thương xác nhận là 11 hội chợ. Số lượng doanh nghiệp tham gia bình quân 01 hội chợ là 70-100 doanh nghiệp, quy mô 80-120 gian hàng/hội chợ; tổng số khách thăm quan, mua sắm tại 01 hội chợ bình quân 15.000 người; doanh thu bán hàng ước đạt 2-3 tỷ đồng/hội chợ.

alt

Nguồn ảnh: Báo Hải Phòng

Sở Công Thương đã chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát công tác chống buôn lậu, vận chuyển và bán hàng cấm, hàng nhập khẩu, công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch, công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại trên thị trường.

Năm 2012, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng hỗ trợ công tác bình ổn thị trường các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm và gạo tẻ với hình thức cho doanh nghiệp vay 10 tỷ đồng, lãi suất 0%, thời hạn 03 tháng.

TP.Hải Phòng cũng tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng, nhà sản xuất hiểu đúng và đủ về ý nghĩa của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên các phương tiện thông tin, quảng cáo. Nhờ đó, nhận thức của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng về hàng Việt được nâng lên rõ rệt. Các doanh nghiệp đã tham gia, tìm hiểu thị trường mua sắm đầy tiềm năng mà từ trước tới nay đã bỏ ngỏ, đó là thị trường nông thôn. Các chương trình đưa hàng về nông thôn nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo doanh nghiệp và sự quan tâm, ủng hộ của người tiêu dùng, từ đó có thông tin so sánh, đánh giá, tránh hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, tạo điều kiện cho hàng Việt phát triển.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn TP.Hải Phòng cũng gặp một số khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp Hải Phòng có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh hạn chế.Các doanh nghiệp chưa thật chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường và hỗ trợ xây dựng sản phẩm thương mại phát triển trên thị trường nội địa. Nhiều doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kinh nghiệm xúc tiến thương mại. Hoạt động tổ chức hội chợ, triển lóm thương mại trên địa bàn các huyện ngoại thành chưa thu hút được các doanh nghiệp có thương hiệu tham gia, chưa kết nối được giữa sản xuất phân phối và tiêu dùng, thậm chí mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực trưng bày, giới thiệu hoặc bán buôn, bán lẻ hàng hóa thuần túy...

Phòng Báo chí tuyên truyền

Bình luận của bạn