Hàng hóa Việt Nam được ưa chuộng ở Thái Lan
Thực phẩm Việt Nam đang dần tiến sâu vào thị trường Thái Lan: Mỗi ngày, tại một siêu thị ở quận Huai Khwang bán được hơn 100 gói phở ăn liên và tầm 50 kg thanh long Việt Nam.
Phở ăn liền và cà phê là hàng được ưa chuộng nhất
Tops Market tại Bangkok bao gồm khoảng 10 siêu thị. Theo lời bà Pimjai Navanukroh, Giám đốc chuỗi siêu thị, hệ thống đang nhập khoảng 500 mặt hàng Việt Nam: “Sản phẩm thực phẩm của Việt Nam nhập vào hàng năm tăng 10%. Phở có vị tương tự mỳ truyền thống của Thái nên dễ được chấp nhận. Chả giò (nem rán) bán tốt nhưng cần thay đổi chút hương vị để phù hợp hơn. Trái cây tươi như thanh long thì ngọt hơn chứ không có vị chua thanh long nội địa”. Đáng chú ý, trái thanh long Việt còn được dành riêng vị trí ngay mặt tiền cửa hàng bởi đây là loại quả được người Thái đặc biệt yêu thích.
Ở siêu thị Tops Market tại Central Plaza Grand Rama IX, quận Huai Khwang, một gói phở ăn liền Vifon có giá 17 baht (khoảng 13.000 đồng), một kg thanh long giá khuyến mại 75 baht (59.000 đồng). Được biết, mỗi ngày khách hàng mua khoảng 100-200 gói phở và 50 kg thanh long Việt Nam.
Theo lời chị Pumipat Chaisom, người tiêu dùng Thái Lan, chị thường xuyên mua đồ Việt và hay mua nhất là cà phê: “Cà phê rất đặc trưng, hương vị ngon và giá hợp lý”.
So với doanh số bán ra tại siêu thị, cà phê cũng không kém cạnh là mấy, chỉ xếp sau phở. Anh Chomphunut Engkarawa, nhân viên kinh doanh một công ty IT, chia sẻ: “Tôi từng dùng cà phê lẫn mắc ca Việt Nam, nhưng hôm nay chọn cà phê làm quà biếu khách”.
Tại sao Thai Lan phải nhập thực phẩm Việt để bán?
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thái Lan không ngừng tăng trưởng trong vài năm trở lại đây. Năm 2018, hàng hóa Việt xuất sang Thái đạt 5,5 tỷ USD, tăng 14,79% so với năm 2017. Trước đó, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sang Thái cũng đạt 4,8 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2016. 3 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu sang Thái Lan đạt 1,38 tỷ USD.
Trong nhóm hàng nông sản, các sản phẩm như thuỷ sản, rau quả, hạt điều, cà phê, hạt tiêu cũng đã tiếp cận được thị trường này. Nhiều mặt hàng nông sản trái cây tươi đến nay Thái Lan vẫn đang phụ thuộc vào nhập khẩu từ Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong số nhiều mặt hàng thì nông sản, thực phẩm, vốn nghĩ rằng sẽ bị cạnh tranh khốc liệt khi sang Thái, lại có tăng trưởng tích cực nhiều năm vừa qua.
Những chiến lược giúp sản phẩm Việt Nam tiếp cận thị trường Thái Lan
Các chuyên gia khuyến nghị 3 chiến lược cơ bản để sản phẩm Việt Nam tiến vào thị trường Thái Lan.
Điều thứ nhất theo ông Paul Le, Phó chủ tịch xuất nhập khẩu Central Group Việt Nam, là chất lượng sản phẩm tốt, hợp vị bản địa nhưng cũng phải giữ đặc trưng nguyên bản. Ông cho hay:
Thứ hai, bao bì sản phẩm dù đã cải tiến đáng kể những năm gần đây, vẫn cần tinh tế hơn trong việc chuyển tải thông tin. Ông nghĩ bao bì cần thêm tiếng Thái, có hướng dẫn sử dụng chi tiết vì những thực phẩm có thể có cách dùng ai cũng biết ở Việt Nam nhưng khách ngoại không biết. Ngoài ra, dung tích, khối lượng sản phẩm nên đa dạng, giai đoạn đầu nên ưu tiên đóng gói nhỏ để khách hàng không ngại mua thử.
Thứ ba, cửa hẹp dành cho thực phẩm Việt trên đất Thái chính là bán những thứ thị trường này đang thiếu, hoặc sáng tạo các sản phẩm kết hợp văn hoá hai nước. Bà Võ Thị Thanh Huyền - Phó giám đốc kinh doanh Dh Foods, một công ty sản xuất các gia vị chấm chủ yếu từ muối, cho biết “cửa vào” đối với công ty bà Huyền là những sản phẩm mới với người Thái như muối tôm kiểu Tây Ninh, muối dùng tiêu Phú Quốc, hay muối sả. Bá nói: “Chúng tôi đang trong quá trình thương thảo nhưng tin tưởng vào cơ hội thâm nhập vì ngoài những loại gia vị cay nhiều mà người Thái yêu thích thì công ty có những loại thị trường này chưa có”.
Ông Nick Reitmeier chia sẻ, 4 năm qua, sự phát triển của hàng Việt tại Thái khá ấn tượng với mức tăng khoảng 6-8% mỗi năm. Riêng mảng thực phẩm Việt của công ty, ông kỳ vọng sẽ phát triển 40-50% mỗi năm.