Nhiều giải pháp kích cầu hàng Việt tại Phú Yên
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được Ban chỉ đạo, các địa phương triển khai, tuyên truyền sâu rộng trong người dân. Thời gian qua, tuy cũng còn một số hạn chế nhưng cuộc vận động này luôn được duy trì và nhận được những kết quả khả quan. Báo Phú Yên có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Thái, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Phó Ban chỉ đạo cuộc vận động tỉnh về những vấn đề trên.
- Từ năm 2014 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh và Ban chỉ đạo cuộc vận động đã tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp ban chỉ đạo, địa phương để triển khai, đánh giá và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện cuộc vận động này. UBMT cấp huyện cùng các cơ quan, đơn vị đều có hướng dẫn, triển khai có hiệu quả cuộc vận động. Các đơn vị tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu sắc những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện; vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt Nam gắn với thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.* Thưa ông, để tạo hiệu ứng tốt về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thời gian qua, Ban chỉ đạo đã triển khai những nội dung gì?
Các huyện, thị, thành phố đều đã thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động. UBMT các cấp, các ngành, cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh đều có chương trình, kế hoạch và giải pháp phù hợp, thiết thực trong việc triển khai, thu hút được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân. Các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh đều tuyên truyền cuộc vận động bằng các hình thức, nội dung phù hợp tại các địa điểm công cộng, trụ sở cơ quan; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu, pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu… Các huyện đã phối hợp với sở, ngành của tỉnh tổ chức chương trình “Đưa hàng Việt Nam về nông thôn”, “Tự hào hàng Việt Nam”, Phiên chợ hàng Việt, xây dựng các cửa hàng tiện lợi phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, bán hàng bình ổn giá… thu hút hàng chục ngàn lượt người tham quan, mua sắm hàng Việt. Các địa phương cũng đã phối hợp với các ngành tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phân biệt hàng thật, hàng giả.
* Cuộc vận động đã đạt được những kết quả gì qua 3 năm thực hiện, thưa ông?
- Mới đây, Ban chỉ đạo cuộc vận động tỉnh đã kiểm tra thực tế việc thực hiện công tác này tại các huyện Đồng Xuân, Tuy An, Sông Hinh, Tây Hòa và TX Sông Cầu. Các địa phương này đã phối hợp tốt với các tổ chức thành viên và các ban, ngành cùng cấp triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Công tác triển khai tại các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng, các ngành, cơ quan tuyên truyền và các tổ chức kinh tế... với những hình thức hoạt động phong phú, có sáng tạo và thực chất. Cuộc vận động tiếp tục làm thay đổi nhận thức trong xã hội về ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng hóa Việt Nam có chất lượng, phù hợp. Người dân có cách nhìn đúng đắn về tiềm năng, thế mạnh của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế.
Theo từng năm, hàng Việt Nam ngày càng chiếm ưu thế, thị phần cao tại các chợ truyền thống, siêu thị và các điểm tạp hóa lớn. Từ đó, nhiều doanh nghiệp đã có sự thay đổi về chiến lược kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật và cải tiến công nghệ sản xuất, chú trọng phát triển thị trường trong nước và không ngừng xây dựng, phát triển thương hiệu tại địa phương. Nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp được người dân trong nước và nước ngoài biết đến như nước mắm Tân Lập, cá cơm Hòa An, rượu Quán Đế, bánh tráng Xuân Bình (TX Sông Cầu); ghẹ đông lạnh của Công ty TNHH Nguyễn Hưng; Dệt Thổ Cẩm (Đồng Xuân)… Ngành chức năng cũng đã tăng cường kiểm tra, quản lý thị trường, giám định hàng hóa nên đã ngăn chặn hàng kém chất lượng, gian lận thương mại. Điển hình như huyện Sông Hinh đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp kiểm tra, kiểm soát phát hiện 289 vụ vi phạm, xử lý 275 vụ với tổng số tiền phạt hơn 168 triệu đồng; huyện Tây Hòa cũng đã lập biên bản và xử phạt 396 vụ vi phạm với số tiền 245 triệu đồng, tịch thu và tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng với giá trị 44 triệu đồng.
- Thực tế công tác thông tin, tuyên truyền, vận động ở một số địa phương, đơn vị chưa sâu, hình thức tuyên truyền chưa phù hợp với đối tượng và địa bàn dân cư, chưa tạo được điểm nhấn cho người dân. Tâm lý, nhận thức của người dân tuy có sự thay đổi nhưng vẫn còn một bộ phận chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng hàng hóa, sản phẩm Việt. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng, từ đó người dân thiếu thông tin, không tiếp cận hàng hóa. Thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối khu vực nông thôn vẫn còn thấp. Hoạt động của Ban chỉ đạo và các thành viên cấp huyện chưa đồng đều, thiếu sự phân công cụ thể...
* Hiện nay, việc triển khai thực hiện cuộc vận động còn những hạn chế gì? Giải pháp nào để khắc phục và tiếp tục phát huy những hiệu quả đã đạt được, thưa ông?
Dù vậy, Ban chỉ đạo cuộc vận động tỉnh và huyện cũng xác định việc đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là nhiệm vụ chính trị quan trọng và cấp thiết phải triển khai. Chúng tôi đã có những đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở các địa phương; cơ cấu các ngành chức năng liên quan để thực hiện cuộc vận động hiệu quả hơn; chỉ đạo các sở, ngành chức năng thường xuyên giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại. Tỉnh cũng cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước vay vốn, cải tiến công nghệ và tôn vinh, khen thưởng các đơn vị thực hiện tốt; khuyến khích họ tiếp tục đầu tư, phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam chất lượng cao đến tay người tiêu dùng ở cả thị trường nông thôn và đô thị. Ban chỉ đạo tỉnh đã đề nghị Trung ương sửa đổi, bổ sung Thông tư 91/2012 của Bộ Tài chính về quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của các ban chỉ đạo để có cơ sở bố trí kinh phí hoạt động cho ban chỉ đạo cấp huyện đảm bảo triển khai cuộc vận động ở địa phương.
* Xin cảm ơn ông!