Tự hào hàng Việt Nam (Số 1): Từ chuyển biến nhận thức đến hành động
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo ra thay đổi lớn về nhận thức và thói quen mua sắm của người tiêu dùng.
# Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng khẳng định, việc xây dựng và hoàn thiện bản đồ công nghệ sẽ giúp lúa gạo Việt Nam tiếp tục khẳng định được vị thế trong tương lai.
# Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp với Sở NN-PTNT Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Các giải pháp sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị gia tăng” với mục đích thay đổi tư duy và hành động trong sản xuất chè hướng đến sự phát triển bền vững lâu dài.
Năm nay Saigon Co.op dự kiến tiêu thụ 350-500 tấn vải cho người dân (Ảnh: CA TP.HCM)
# Nhằm hỗ trợ nông dân trồng vải thiều, Saigon Co.op đã chủ động thu mua và lên kế hoạch tiêu thụ vải tươi phía Bắc với tổng sản lượng dự kiến lên đến 500 tấn.
# Ngày 9/6, tại Đắk Lắk vừa diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực Miền Trung – Tây Nguyên 2016 với sự tham gia của hàng trăm DN, cơ sở sản xuất cùng rất nhiều các sản phẩm thế mạnh của địa phương.
# Trong 4 ngày 10-14/6, Hội chợ-Triển lãm “Tôn vinh Hàng Việt” với chủ đề “Hàng Việt-Liên kết” do Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM tổ chức đã thu hút 250 doanh nghiệp tham gia với 450 gian hàng.
Từ chuyền biến nhận thức đến hành động
Sau 7 năm thực hiện, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo ra thay đổi lớn về nhận thức của người tiêu dùng, nhà sản xuất và cơ quan quản lý.
PV Kênh VOV Giao thông Quốc gia có buổi trao đổi với Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” về ý nghĩa và mục tiêu của cuộc vận động…
PV: Bộ Chính trị giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bà có thể nói gì về điều này?
Bà Trương Thị Ngọc Ánh: Bộ Chính trị giao cho MTTQ Việt Nam chủ trì và triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với mục đích tạo khí thế thi đua cho các doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất. Cuộc vận động khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa đa dạng, phong phú, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý để phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam qua đó từng bước xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ Tịch UB TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại Lễ khai mạc “Tuần nhận diện hàng Việt Nam 2015 - Tự hào hàng Việt Nam” năm 2015 tại TP. Hồ Chí Minh
PV: Thưa bà, trong hơn 7 năm thực hiện cuộc vận động, MTTQ VN và Ban chỉ đạo đã có những điều chỉnh nào về mục tiêu cho phù hợp với tình hình mới?
Bà Trương Thị Ngọc Ánh: Mục tiêu của giai đoạn 2009-2014 là tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho mọi người, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Kết thúc giai đoạn 2009-2014, qua tổng kết 5 năm thực hiện Cuộc vận động, Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động đã báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đề xuất tiếp tục triển khai cuộc vận động trong giai đoạn từ 2015 đến những năm tiếp theo.
Trong giai đoạn mới, mục tiêu chuyển biến từ nâng cao nhận thức thành những hành động, việc làm cụ thể. Trong quá trình đánh giá việc triển khai cuộc vận động trong giai đoạn 2009-2014 trên phạm vi cả nước, qua các cuộc khảo sát, thăm dò, điều tra xã hội do Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức, có trên 70% người tiêu dùng Việt Nam đã biết đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Cùng với đó, việc tiêu dùng hàng Việt dần trở thành tập quán, thói quen tiêu dùng. Từ nhận thức của người Việt về tiêu dùng hàng hóa, nhận thức về tầm quan trọng của hành vi tiêu dùng tới việc đóng góp trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chúng tôi xác định cần có mục tiêu mới cho giai đoạn mới. Theo đó, cần biến sự thay đổi trong nhận thức thành các hành động, việc làm cụ thể.
PV: Cái tên “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” phải chăng đối tượng chính của cuộc vận động là người tiêu dùng? Hay cụ thể hơn là thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng?
Bà Trương Thị Ngọc Ánh: Người tiêu dùng ở đây phải được hiểu trên góc độ là người tiêu dùng cá nhân và người tiêu dùng là các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Người tiêu dùng là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm sử dụng các nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ Việt Nam.
Đối tượng của cuộc vận động không chỉ dừng lại ở người tiêu dùng, cuộc vận động còn hướng tới tác động lên hành động của các cấp quản lý nhằm tạo ra các cơ chế thông thoáng.
Ngoài người tiêu dùng, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp, doanh nghiệp cũng là một trong những đối tượng mà cuộc vận động hướng đến. Các doanh nghiệp phải thấy được trách nhiệm trước hết là cung cấp các hàng hóa tốt, chất lượng và giá cả đảm bảo cho người tiêu dùng trong nước.
Trên 70% người tiêu dùng Việt Nam đã biết đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. (Ảnh Internet)
PV: Như bà vừa nói, trách nhiệm của các doanh nghiệp trước hết là cung cấp các hàng hóa tốt. Ngoài điều này, ở thời điểm hiện tại theo bà doanh nghiệp Việt còn cần phải làm gì để tự cứu mình trên chính “sân nhà”?
Bà Trương Thị Ngọc Ánh: Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc xây dựng kênh phân phối, kênh bán hàng trực tuyến còn nhiều hạn chế. Chúng ta có 90 triệu dân, trên 120 triệu thuê bao điện thoại, trong đó, có hơn 40 triệu người thường xuyên truy cập internet và 27 triệu người thường xuyên mua hàng qua các kênh mua trực tuyến.
Hiện nay, các kênh bán hàng trực tuyến hầu hết là của các thương hiệu nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được các kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả và bền vững. Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp Việt nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tin học để phát triển kênh bán hàng trực tuyến nhằm tạo sự tiện lợi nhất cho người tiêu dùng.
PV: Rõ ràng, để biến nhận thức thành hành động, chúng ta cần có các biện pháp khen thưởng hiệu quả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia tích cực vào cuộc vận động. Bà đánh giá thế nào về nhận định này?
Bà Trương Thị Ngọc Ánh: MTTQ Việt Nam đang tham mưu cho Ban Chỉ đạo để ban hành hướng dẫn về công tác khen thưởng. Từ trước đến nay, công tác khen thưởng chưa có hướng dẫn. Vì vậy, việc khen thưởng cho các doanh nghiệp có đóng góp tích cực cho cuộc vận động, khen thưởng cho người tiêu dùng (cá nhân và tổ chức) hưởng ứng tích cực cuộc vận động, khen thưởng các tỉnh/thành phố, đơn vị thực hiện tốt cuộc vận động, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.
Mỗi nơi làm một kiểu, mỗi bộ, ngành (tùy vào hoạt động của đơn vị) có các hình thức khen thưởng khác nhau. Việc ban hành hướng dẫn về công tác khen thưởng sẽ tạo sự thống nhất từ địa phương tới các bộ, ngành và Ban chỉ đạo.
PV: Cảm ơn bà!