Tỷ lệ hàng Việt Nam ở thị trường các nước tham gia CPTPP còn thấp

Các cơ hội từ CPTPP là rất lớn và rất rõ, nhưng các địa phương không chủ động triển khai và doanh nghiệp không chủ động thích ứng.

Sáng 5/12, tại TP HCM, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo Ngành Dệt may- Giày dép- Đồ gỗ- Đồ uống Việt Nam trước cơ hội và thách thức từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 14/1/2019.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương- CPTPP với những cam kết cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường của 11 nền kinh tế tham gia hiệp định là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp định đặc biệt quan trọng với các ngành dệt may, giày dép, đồ gỗ và đồ uống vì đây là những lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

Cụ thể, năm 2018, dệt may dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu với 35 tỷ USD, giày dép đạt 16,8 tỷ USD, đồ gỗ gần 8,5 tỷ USD, đồ uống gần 376 triệu USD. Các ngành này cũng có kim ngạch nhập khẩu cao, chủ yếu là nhập nguyên liệu và so sánh thì cả 4 ngành đều xuất siêu. Thực tế tại thị trường các nước tham gia CPTPP, tỷ lệ hàng Việt nhập vào còn rất thấp nên tiềm năng để khai thác lớn.

Khi CPTPP có hiệu lực, số doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này đáp ứng được các yêu cầu để được vào thị trường các nước tham gia, để hưởng ưu đãi thuế quan chưa nhiều vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chưa thực sự nắm bắt và vận dụng được các quy định.

Bình luận của bạn