Việt Nam đứng thứ tư trong khu vực về mua sắm trực tuyến

Cứ trong 10 người tiêu dùng Việt Nam thì có đến 9 người  (92%) đã mua sắm qua mạng. Theo đó, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được đánh ra rất cao về tiềm năng phát triển khi đứng thứ 4 trong khu vực chỉ sau Hàn Quốc (96,7%), Ấn Độ (95,8%), và Nhật Bản (95%). 

Đó là kết quả khảo sát mua sắm trực tuyến mới nhất với khách hàng của Mastercard tại châu Á - Thái Bình Dương vừa công bố gần đây. 

Cũng kết quả khảo sát này, những nhà bán lẻ quần áo và phụ kiện dẫn đầu danh mục các website được ghé thăm nhiều nhất, tiếp đến là các siêu thị trực tuyến (với tỷ lệ 37,3%), và những cửa hàng ứng dụng (với 36,9%).

Mặc dù vấn đề an toàn vẫn là yếu tố vướng mắc nhất khi mua sắm qua mạng, nhưng vẫn không làm cho người tiêu dùng Việt 'nhụt chí' trong mua sắm trực tuyến. Tại Việt Nam, tuy chỉ có 34% người tiêu dùng Việt Nam cảm thấy an toàn khi mua sắm qua mạng, nhưng khi được hỏi thì lại có đến 96,2% người tiêu dùng trả lời rằng sẽ thực hiện ít nhất một giao dịch mua sắm trực tuyến trong nửa đầu năm 2017 và với con số này, Việt Nam xếp thứ hai trong khu vực, chỉ sau Trung Quốc (97,3%).

Con số khảo sát này có thể chưa thật đúng, bởi hầu hết người dân Việt, đặc biệt là những người sinh sống tại khu vực nông thôn, việc mua sắm chủ yếu vẫn là tại các chợ, hàng quán, siêu thị,… và hầu hết những đối tượng này chưa từng/chưa đăng ký sử dụng thanh toán bằng tài khoản hoặc thẻ.

Cũng theo nghiên cứu này, yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc thu hút người tiêu dùng mua sắm trực tuyến vẫn là việc mang lại những phương tiện thanh toán an toàn (85,9%), song song đó là giá cả (85,5%) và sự tiện lợi (85,1%).

Và khi chọn lựa địa chỉ mua sắm trực tuyến, đa số người tiêu dùng trong khu vực Châu Á/TBD thường nghe lời giới thiệu từ bạn bè và gia đình (36,1%), kế đến là các trang mạng xã hội (27,4%) và những nguồn tin truyền thống và trực tuyến (17,5%).

Mastercard cho rằng, để thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử trong khu vực, còn nhiều việc mà các doanh nghiệp cần thực hiện nhằm cải thiện việc trải nghiệm mua sắm của người dùng, chẳng hạn là miễn phí hoặc tính phí giao hàng thấp (với tỷ lệ 62,9% - đứng đầu), đảm bảo giao dịch an toàn (45,9%) và giảm thiểu những sự cố trong quy trình giao dịch (44,1%).

Về lĩnh vực mua sắm trực tuyến, “Ngày mua sắm trực tuyến” của Việt Nam là ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng 12 hàng năm. Và Top 10 website mua bán trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại là: Diễn đàn mua bán, Rạo vặt, Groupon, Sàn giao dịch TMĐT, Lazada,...

Bình luận của bạn