Doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến đầu tư và thương mại tại Thụy Sĩ
Nhiều Tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Thụy Sỹ đã tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư và thương mại 2018 của Việt Nam tại Thụy Sỹ. |
Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Sỹ đã tổ chức sự kiện Hội nghị x với Tập đoàn Bellecapital AG tại TP. Zurich, cùng sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp Việt Nam, Thụy Sỹ.
Hội nghị đã thu hút trên 70 nhà đầu tư đại diện cho các ngân hàng lớn, các Hiệp hội, doanh nghiệp tại Thuỵ Sỹ và một số doanh nghiệp Việt Nam như Becamex Bình Dương T&T...
Với chủ đề và các nội dung nhằm phổ biến các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp Thuỵ Sỹ vào Việt Nam, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã thông tin về chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Tập đoàn Bellecapital được biết đến là Tổ chức quản lý quỹ và đầu tư tài sản của Thuỵ Sỹ.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ, Hội nghị đã thu hút nhiều Tổ chức quỹ, ngân hàng và nhà đầu tư Thụy Sỹ tìm hiểu sâu các về các dự án, cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam, như kế hoạch phát hành cổ phiếu IPO của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, thủ tục đầu tư cho các dự án năng lương, bất động sản và sản xuất, xuất nhập khẩu hàng Việt Nam vào châu Âu.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ cho biết, năm 2017, xu hướng chính sách và các chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại Thuỵ Sỹ nhằm tăng xuất khẩu hàng cho doanh nghiệp Thuỵ Sỹ đã gây ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại 2 chiều không chỉ riêng cho Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến các nước đang Châu Á.
Cụ thể, 11 tháng 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thuỵ Sỹ có xu hướng giảm khoảng 3-5%%, và nhập khẩu vào Thuỵ Sỹ tăng trung bình 10-15% so với cùng kỳ năm trước. Ước thực hiện cả năm 2017 đạt 2,2 tỷ USD tăng 2% so với 2016.
Theo thông tin từ ông Nguyễn Mạnh Quyền, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thụy Sỹ, suy giảm xuất khẩu sang Thụy Sỹ của Việt Nam trong năm qua có tác động trực tiếp từ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sở tại tăng năng lực xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra, chính sách giữ tỷ giá CHF cao so với đồng Euro, USD đã tạo lợi thế cho các nhà đầu tư Thuỵ Sỹ ra nước ngoài (thuê nhân công, thuê đất, chi phí tại nước ngoài giảm). Tạo lợi thế cho FDI của các doanh nghiệp có vốn Thuỵ Sỹ khi sử dụng CHF.
“Hiện nay, nhiều chính sách thương mại của Thuỵ Sỹ đang được thay đổi và có hiệu lực từ năm 2017 về bảo hộ DN xuất nhập khẩu, tiêu chuẩn hàng hoá, đồng thời chính sách quản lý hàng nhập khẩu của Thuỵ Sỹ thường linh hoạt và thay đổi theo yêu cầu của thị trường đối với nhiều nhóm hàng, như nông sản và được Chính phủ Thuỵ Sỹ vẫn trợ cấp mạnh”, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý các vấn đề này.
Một vấn đề nữa là rào cản kỹ thuật và thương mại. Do tiêu chuẩn hàng xuất nhập khẩu của Thuỵ Sỹ có hệ thống riêng, phần lớn hài hoà với tiêu chuẩn EU. Tuy nhiên theo tùng ngành hàng và các chuỗi cung ứng, họ có thể bổ sung các tiêu chuẩn phụ để nâng cao chất lượng/ hạn chế hàng của các đối tác (ví dụ các chuỗi cung ứng lớn như: Migros, Denner, C&A có hệ thống các tiêu chuẩn phụ về chất lượng, bảo quản, bao bì nhãn mác…)
Các siêu thị, chuỗi phân phối lớn nhập hàng Việt Nam theo các kênh của doanh nghiệp Châu Âu, dưới nhãn mác đồng thương hiệu (Tên nhà nhập khẩu/ siêu thị và tên nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam), được người tiêu dùng quan tâm hơn, nhất là với các mặt hàng thuỷ sản, nông sản.
Các chuỗi phân phối lớn nhập hàng Việt Nam theo các kênh của DN Châu Âu, dưới nhãn mác đồng thương hiệu sẽ được hưởng lợi nhuận lớn hơn nhiều so với các nhà cung cấp của Việt Nam. Hiện, xu hướng nhóm doanh nghiệp Thái land, Trung Quốc, Ấn độ và Srilanca… sẽ đẩy mạnh việc liên kết sản xuất và chế biến với các công ty vốn FDI Thuỵ Sỹ đặt tại nước họ.
Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi phương thức, quy mô kinh doanh, tạo các liên kết, xây dựng sản phẩm xuất khẩu đồng thương hiệu… sẽ có nhiều lợi thế hơn trong tương lai,