Gỗ Minh Long phát triển dòng sản phẩm vật liệu mới

Thương hiệu gỗ Minh Long xem cảm xúc người dùng là thước đo giá trị cho các dòng sản phẩm trên thị trường.

Với tiêu chí trở thành chuyên gia vật liệu nội thất gỗ, gỗ Minh Long không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu và cho ra đời các dòng sản phẩm mới. Tháng 3 năm nay, công ty ra mắt sản phẩm tấm vật liệu phủ bề mặt Melamine siêu bóng SGP - Super Gloss Panel với độ bóng vượt trội và giá thành hợp lý.

Gỗ Minh Long cũng quan tâm đến trải nghiệm của người tiêu dùng - nắm bắt cảm xúc (Touch Emotion) và định hình phong cách riêng (I.Style) trên mỗi thiết kế bề mặt nội thất. "Đây là những giá trị vô hình không thể thiếu đối với nhu cầu và cuộc sống của con người hiện đại", vị đại diện nói.

Doanh nghiệp xác định để tiến nhanh và xa trên thị trường vật liệu nội thất, bên cạnh chất lượng, tính thẩm mỹ và bảo vệ môi trường cũng là nhiệm vụ then chốt. Với nguồn cốt ván chất lượng tốt nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia... và sự chuyển dịch dần từ ván có tiêu chuẩn nồng độ phát thải Formaldehyde E2 sang E1, sản phẩm của Gỗ Minh Long dần thuyết phục được những khách hàng khó tính. Những đơn hàng xuất khẩu sang Ấn Độ, Cuba là minh chứng cho nỗ lực của doanh nghiệp nhằm vươn xa ra thị trường thế giới.

Bộ sưu tập các thiết kế Melamine, Laminates của Gỗ Minh Long lấy cảm hứng từ các kinh đô thời trang nội thất trên thế giới như Italy, Đức, và Tây Ban Nha..

Công ty thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo nhằm giới thiệu xu hướng sử dụng vật liệu nội thất gỗ nhằm lan tỏa sâu rộng những xu thế thiết kế mới nhất trên thị trường với nhiều góc nhìn mới mẻ về thế giới vật liệu. Đây là hướng đi  nhằm thay đổi nhận thức và định hướng tư duy về ngành nội thất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam.

Theo báo cáo "Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 - thành công bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính hết năm 2018, các sản phẩm gỗ nội thất chất lượng cao của Việt Nam (bàn - ghế, tủ, giường sử dụng trong vănphòng, gia đình, khách sạn hay các loại cửa, ván sàn sử dụng trong xây dựng) có mặt ở hơn 120 quốc gia. Sản phẩm có mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại và đáp ứng được thị hiếu người sử dụng cả trong nước lẫn thế giới.

Thị phần thương mại đồ gỗ thế giới của Việt Nam hứa hẹn tăng từ 6% lên trên 10% vào năm 2025 theo thông tin từ Diễn đàn ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 - Thành công, bài học kinh nghiệm, giải pháp bứt phá năm 2019" diễn ra vào quý I năm 2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp chế biến gỗ cần quan tâm đến xây dựng thương hiệu song hành với việc phát triển thiết kế mẫu mã để làm tăng giá trị cho sản phẩm.

Bình luận của bạn