Kinh doanh, sản xuất thực phẩm sạch: Sân chơi của các doanh nghiệp

Việc người tiêu dùng quay lưng với thực phẩm bẩn và tìm đến thực phẩm an toàn đã giúp cho thị trường nông sản an toàn có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, muốn tồn tại lâu dài thì cần phải có một quy trình sản xuất khép kín, sự liên kết và sản xuất theo chuỗi, đặc biệt phải có sự đầu tư và quy mô sản xuất lớn. Chính những yêu cầu khắt khe trên đang khiến mô hình kinh doanh, sản xuất thực phẩm sạch chỉ là “sân chơi” của các doanh nghiệp và người nông dân dường như vẫn đứng ngoài cuộc.

Khi người dân bán rẻ nông sản an toàn!

Tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn” do Bộ NNPTNT tổ chức mới đây, các chuyên gia trong ngành nông nghiệp đều cho rằng, hiện tại, nhiều địa phương trên cả nước đã tích cực xây dựng chuỗi sản xuất nông sản an toàn, nhằm giúp người dân quản lý sản phẩm của mình tốt nhất từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và mục tiêu cuối cùng vẫn là cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm nông sản an toàn nhất. Cách làm này đã và đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Thế nhưng, điều khó khăn nhất vẫn là việc người dân thực hiện quá trình xây dựng và tiếp cận được với các chuỗi sản xuất đó như thế nào.

van la san choi cua cac doanh nghiep
Cũng theo ông Đạt, hiện người dân áp dụng sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn an toàn là rất khó khăn, vì thế, họ mong muốn tìm được đầu ra cho sản phẩm một cách bền vững, đến lúc đó giá trị sản phẩm mới đem lại lợi nhuận tương ứng với công sức bỏ ra. Hiện nay, rau an toàn đã được bán ra chợ truyền thống như rau bình thường, thì người dân cũng không còn mặn mà sản xuất.Cùng chung quan điểm với ông Bắc, Chủ nhiệm HTX Minh Châu (Ba Vì) Nguyễn Văn Đạt cho biết, HTX Minh Châu được xem là một trong những điểm xây dựng mô hình sản xuất nông sản theo hướng an toàn. Tuy nhiên, để thực hiện đúng theo tiêu chuẩn này rất khó, bởi chi phí lớn và phải thực hiện quy trình sản xuất khép kín, từ đầu vào. Theo ông Đạt, đối với HTX, việc tiếp cận được với quy chuẩn sản xuất rau an toàn đã khó, thì với từng hộ dân riêng lẻ, để tiếp cận được còn khó hơn nhiều. Đấy là chưa kể đến việc nếu có hộ gia đình nào đó, muốn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap hay Global Gap, thì họ còn phải tự bỏ tiền túi ra để xin kiểm nghiệm, cấp chứng nhận và phải tự lo từ đầu vào đến đầu ra. Với một hộ dân, chi phí cho những vấn đề đó là quá lớn và họ không muốn làm.

Nông dân khó tiếp cận sản xuất theo chuỗi

“Sản xuất nông sản an toàn theo chuỗi thực sự là sân chơi của người nông dân, thì cần phải có sự đồng hành của chính quyền địa phương trong việc là đầu mối ký kết với các doanh nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, tại các địa phương, HTX cần phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giám sát sản xuất, thu mua nông sản cho bà con từ một đầu mối và cung cấp cho doanh nghiệp, như thế sẽ đảm bảo doanh nghiệp sẽ có đầu mối đảm bảo nguồn hàng an toàn, chất lượng và người dân cũng có thể hoàn thiện quy trình sản xuất theo chuỗi”- chuyên gia nông sản Nguyễn Thị Hằng nhấn mạnh.

Việc người dân mong muốn được sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn an toàn như VietGap hay Global Gap là yếu tố tích cực. Thế nhưng, theo số liệu đưa ra tại hội thảo cho thấy, hiện tỉ lệ nông sản an toàn đạt theo tiêu chuẩn trên còn rất nhỏ bé so với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Trên cả nước hiện mới chỉ có 280 mô hình thực hiện được theo chuỗi sản xuất an toàn từ đầu vào đến đầu ra, trong số đó đa phần các doanh nghiệp lớn và HTX, còn cá nhân người dân thì gần như vắng bóng.

Trên thị trường, việc sản xuất rau an toàn đang được các tập đoàn kinh tế lớn như: Hoàng Anh Gia Lai, Sun Group, VinGroup, Vissan…chú trọng đầu tư phát triển. Theo các chuyên gia, bởi họ có vốn và đầu tư bài bản theo chuỗi từ khâu sản xuất đến đầu ra sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, vì thế mô hình sản xuất của họ khá thành công. Tuy nhiên, với các hộ sản xuất nhỏ lẻ lại khác, họ không chỉ thiếu quỹ đất, thiếu vốn mà thực trạng các sản phẩm nông sản an toàn của họ làm ra như: Rau, gạo, chè…cũng khó tiêu thụ bởi không có đầu mối đưa đến tay người tiêu dùng. Đây cũng chính là lý do khiến việc sản xuất theo chuỗi của người dân khó thành công.

Theo chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Thị Hằng, hiện nay, tiến trình mở rộng sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn an toàn ở nước ta đang gặp nhiều trở ngại lớn như sản xuất nông sản “sạch” đòi hỏi vốn đầu tư lớn, quy mô lớn, trình độ tổ chức sản xuất cao và phải có sự giám sát chặt chẽ về kỹ thuật. Việc nông sản “sạch” hiện có giá thành cao trong khi chưa có hệ thống kinh doanh riêng phù hợp nên hạn chế cho người nông dân nhân rộng sản xuất.

Bình luận của bạn