Việt Nam - Miền đất hứa cho các hãng bán lẻ Nhật, Hàn
Yukio Konishi – chủ tịch và Tổng giám đốc Aeon Mall Việt Nam cho rằng họ nhận thấy có rất nhiều tiềm năng phát triển tại đây . “Chúng tôi có thể sẽ mở thêm 20 cửa hàng tại cả Hà Nội và Hồ Chí Minh”, ông tuyên bố trong Lễ khai trương siêu thị mới vào ngày 3/9.
Ảnh minh họa.
Chi tiêu tiêu dùng của người dân thuộc các vùng kinh tế dọc bờ sông Mekong đang ngày một tăng cao. Chính vì vậy, các nhà bán lẻ từ khắp các quốc gia thuộc châu Á đang “rục rịch” bước chân vào thị trường này.
Sau nhiều thập kỷ ảm đạm, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam đang trải qua giai đoạn đạt tốc độ tăng trưởng và thu nhập tăng cao hơn bao giờ hết. Tổng cộng doanh số bán lẻ của 4 quốc gia này đã tăng gần gấp đôi trong vòng 4 năm, từ mức 56,6 tỷ USD năm 2010 lên mức 100,3 tỷ USD vào năm 2014, theo dữ liệu của công ty nghiên cứu Euromonitor International. Thêm nữa, Euromonitor International cũng dự đoán con số này sẽ tăng lên mức 176,4 tỷ USD vào năm 2019.
Một lý do khác để các nhà bán lẻ bị cuốn hút bởi những thị trường này là Hiệp định thương mại Asean được khởi động đầu năm nay về việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa, mở rộng giao thương.
Các "ông lớn" lần lượt đổ bộ vào Việt Nam
Gần đây nhất, Aeon chuẩn bị khai trương trung tâm mua sắm tại Hà Nội. Đây là trung tâm mua sắm thứ 3 trong cả nước và là trung tâm đầu tiên tại thủ đô Hà Nội của nhà bán lẻ Nhật Bản này. Cách thành phố khoảng 20 phút lái xe, Aeon Long Biên sẽ trở thành một trong những tổ hợp thương mại lớn nhất tại Hà Nội với diện tích rộng 96.000 m2. Tổ hợp này bao gồm một khu vui chơi, rạp chiếu phim có 10 phòng chiếu và một trung tâm thể hình.
Yukio Konishi – chủ tịch và Tổng giám đốc Aeon Mall Việt Nam cho rằng họ nhận thấy có rất nhiều tiềm năng phát triển tại đây. “Chúng tôi có thể sẽ mở thêm 20 cửa hàng tại cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh”, ông tuyên bố trong Lễ khai trương siêu thị mới hôm 3/9.
Trung tâm thương mại đầu tiên của Aeon tại Việt Nam được mở vào tháng 1/2014 ở TP Hồ Chí Minh hiện thu hút được 13 triệu lượt khách mỗi năm. Đây là con số không quá ngạc nhiên khi mà Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ chi tiêu tiêu dùng. Doanh số của những cửa hàng lớn trong nước đã tăng 10,1% trong 8 tháng đầu năm 2015, từ mức 7,8% cùng kỳ năm ngoái.
Lương tăng là một trong những động lực chính thúc đẩy chi tiêu. Cụ thể, trong bối cảnh những mặt hàng xuất khẩu gồm điện tử, sản phẩm may mặc… tiếp tục tăng thì lương trung bình tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ tăng 15% trong năm nay và 12% trong năm tới.
E-mart – một chuỗi siêu thị lớn của Hàn Quốcđang lên kế hoạch mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam trong tháng 12 tới với tổng đầu tư 60 triệu USD tại TP Hồ Chí Minh.
Trong khi đó, nhà bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc là Lotte Mart cũng đã tiến quân vào thị trường Việt Nam từ năm 2008 và hiện đang vận hành 10 siêu thị tại đây. Họ đang nhắm đến mở rộng mạng lưới của mình lên con số 60 trong năm 2020.
Chuỗi cửa hàng Wal-Mart – nhà bán lẻ lớn nhất thế giới cũng đã mở văn phòng tại TP Hồ Chí Minh vào năm 2013 với mục đích chính là nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh doanh.
Doanh nghiệp trong nước thì "mang chuông đi đánh xứ người"
Trong khi đó, một vài công ty của Việt Nam lại đang triển khai kế hoạch tiến quân ra các quốc gia trong khu vực.
Hoàng Anh Gia Lai là một ví dụ. Tập đoàn này hiện đang xây dựng HAGL Myanmar Center tại Yangon – thành phố lớn nhất của Myanmar. Khi hoàn thành vào năm 2017, tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở này sẽ gồm một chung cư cao cấp, khách sạn và các cửa hàng bán lẻ.
Tổng doanh số bán lẻ tại Lào, Việt Nam, Campuchia và Myanmar:
Được biết, tổng chi phí đầu tư của dự án lên tới 440 triệu USD trên khu đất rộng 80.000 m2.
Dù theo dự kiến khu vực bán lẻ của tổ hợp này sẽ khai trương vào cuối tháng 10 tới nhưng thực tế hiện một số cửa hàng đã mở cửa. “Trái tim” của tổ hợp này sẽ là một trung tâm thương mại với hơn 30 cửa hàng chuyên về máy tính cá nhân và những thiết bị điện tử khác.
Một doanh nghiệp khác của Việt Nam làVinamilk cũng đang lên kế hoạch phát triển tại thị trường Campuchia. Điểm nhấn trong kế hoạch này là việc xây dựng nhà máy sản xuất sữa trị giá 23 triệu USD.
Sau Việt Nam là Lào
Tại Lào, nhà phân phối Sayam International của Thái cũng đã hợp tác cùng một đối tác địa phương để xây dựng trung tâm mua sắm miễn thuế rộng 37.000 m2 với sức chứa hơn 200 cửa hàng.
Cụ thể, công ty của Thái sẽ đầu tư 3,5 triệu baht (tương đương 97,6 triệu USD) để xây dựng trung tâm này trên một khu vực kinh tế đặc biệt gần biên giới Thái Lan. Dự kiến nó sẽ được mở cửa vào năm 2016. Đơn vị đầu tư hy vọng có thể thu hút được khách du lịch từ các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan và cả những khách hàng giàu có của Lào.
Chủ tịch Sayam International là Sayam Ramasoot trong một lần trả lời truyền thông Thái Lan nói rằng việc thành lập khu vực kinh tế đặc biệt, cải thiện cơ sở hạ tầng và tốc độ phát triển của ngành du lịch tại Lào đã tạo ra những cơ hội đầu tư tốt cho các nhà bán lẻ.
Sayam hiện đang có dự định xây dựng thêm khách sạn và văn phòng xung quanh tổ hợp này. Tổng đầu tư có thể lên tới 10 tỷ baht.
Theo Tri Thức Trẻ