Vingroup bắt tay Massan: Khát vọng vươn mình của hàng Việt
Vingroup đã chính thức bán “đứa con cưng” Vinmart, vinmart +, Vineco cho Tập đoàn Massan nhằm dồn toàn lực vào ngành công nghệ và công nghiệp. Còn Massan như “hổ mọc thêm cánh” tiếp tục phất cao ngọn cờ bảo vệ hàng tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với hàng tiêu dùng quốc tế
Thương vụ thế kỉ giữa Vingroup và Massan đã chính thức “phát nổ” đã mở ra một kỉ nguyên mới cho ngành bán lẻ Việt Nam. Nó không đơn thuần chỉ là một thương vụ mua đi bán lại nhằm đem lại lợi nhuận, mà đây chính là bước chuyển giao tái cơ cấu doanh nghiệp, định hướng rõ ràng khát vọng của Vingroup đồng thời biến Tập đoàn Massan trở thành “gã khổng lồ” trong thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam.
Ông Trương Công Thắng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Massan cho biết: “Tập đoàn Virgoup đã hoàn thành sứ mệnh kiến tạo một hệ thống bán lẻ và nông nghiệp sạch hàng đầu Việt Nam. Giờ đây, chúng tôi tiếp tục nhận lại ngọn cờ này để tiếp tục sứ mệnh phụng sự người tiêu dùng đảm bảo sân chơi bán lẻ công bằng cho các nhà sản xuất Việt. Đồng thời, sự gia nhập của VinCommerce và VinEco không chỉ cộng hưởng và nâng cao giá trị cho năng lực cốt lõi của Masan mà còn giúp chúng tôi nhanh chóng đạt được mục tiêu trở thành Tập đoàn hàng Tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu trong nước, hướng tới vươn ra thế giới”.
Trong những năm vừa qua, hàng tiêu dùng Việt Nam ngày càng bị yếu thế sao với các sản phẩm của nước ngoài. Đầu tiên là việc hệ thống siêu thị Big C rơi vào tay các ông chủ người Thái Lan, sau đó trong các Trung tâm thương mại lớn như Aeon, Lotte, ParkSon… tràn ngập các mặt hàng đến từ Nhật, Hàn, Mỹ, EU… khiến không ít doanh nghiệp bán lẻ Việt phải lao đao. Nhận thấy việc bảo vệ hàng tiêu dùng Việt là yếu tố “sống còn” để các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tồn tại, hơn nữa lâu này hàng Việt vốn dĩ có chất lượng rất tốt, giá thành lại cạnh tranh, có chăng là tâm lý “sính ngoại” đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam mới chính là trở ngại thực sự, nếu giải quyết được vấn đề này sẽ mở ra một cơ hội và một thị trường rộng lớn. Con đường duy nhất để mở ra thị trường đó chính là sự chuyên nghiệp theo tính hệ thống. Vingoup đã làm được điều đó, nhưng không chỉ riêng ngành bán lẻ và cả về nông nghiệp, biến 2 lĩnh vực này trở thành một hệ sinh thái chung, tận dụng tối đa mọi nguồn lực. Chính vì thế nên Vinmart, Vineco không cần đến các sản phẩm nước ngoài.
Ngay cả khi “bắt tay” với Massan Vingroup cũng thẳng thắn nói “không” với tất cả những lời đề nghị đến từ đối tác nước ngoài và chỉ chọn doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vì “đứa con” đã lớn, điều quan trọng là “gả” được cho “chàng phò mã nào môn đăng hậu đối mà thôi”.
“Ngay từ đầu chúng tôi đã quyết chí chỉ chọn doanh nghiệp Việt Nam nhằm giữ thị trường bán lẻ cho người Việt, đảm bảo sân chơi công bằng cho các nhà sản xuất trong nước. Yếu tố quan trọng thứ hai là doanh nghiệp được chọn phải có năng lực và nền tảng tốt để tiếp quản và phát triển VinCommerce và VinEco lên một tầm cao mới”, ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup khẳng định.
Việc Vinmart, Vineco sáp nhập vào Tập đoàn Massan đã tạo ra một cú hích rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với vị thế, tầm nhìn và 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu dùng, Masan chính là lựa phù hợp nhất để tiếp tục dẫn dắt sự phát triển của ngành hàng tiêu dùng - bán lẻ Việt Nam vươn ra thế giới. Đồng thời là một minh chứng khẳng định rằng: nếu quyết tâm, chuyên nghiệp và bài bản doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể biến giấc mơ trở thành hiện thực, cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.