'Vua' bánh chưng xuất ngoại

Mỗi dịp TếMỗi dịp Tết đến, "vua" bánh chưng 39 tuổi gói hàng chục tấn xuất khẩu sang 10 quốc gia trên thế giới. Sản phẩm giúp những người con xa quê thưởng thức hương vị Tết Việt.t đến, "vua" bánh chưng 39 tuổi gói hàng chục tấn xuất khẩu sang 10 quốc gia trên thế giới. Sản phẩm giúp những người con xa quê thưởng thức hương vị Tết Việt.

Người được mệnh danh "vua" bánh chưng là anh Trần Thanh Toàn, chủ cơ sở sản xuất bánh chưng Trần Gia tại ấp Bình Lục, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Gần chục năm nay, mỗi dịp Tết Nguyên đán, ông chủ 39 tuổi tổ chức gói hàng chục tấn bánh để xuất khẩu sang các nước ở châu Âu, Á, Úc. 

Theo anh Toàn,  bánh chưng là món ăn không những ngon mà còn gắn với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, nên anh làm loại bánh này xuất sang thị trường nước ngoài để không chỉ phục vụ người Việt mùa Tết mà còn để quảng bá nền ẩm thực Việt Nam.

Hiện tại, sản phẩm mang hương vị Tết Việt của Toàn đã có mặt ở 10 quốc gia trên thế giới, lớn nhất là thị trường Mỹ, Úc và Canada. Bánh được gói và xuất bán quanh năm nhưng vụ lớn nhất vẫn là Tết Nguyên đán.   
Dịp Tết, cơ sở này xuất khẩu khoảng 40 tấn bánh chưng.  

"Kiều bào sinh sống, làm việc ở nước ngoài luôn đau đáu nỗi nhớ quê, nhớ gia đình mỗi khi Tết đến. Bản thân họ khát khao được sống trong không khí Tết cổ truyền, nên sự hiện diện của bánh chưng xanh rất quý", anh Toàn nói.

Để chủ động nguyên liệu, cơ sở liên kết với những hộ nông dân sản xuất nông sản sạch trong vùng 

.Số lượng lớn nhưng cơ sở này vẫn lựa chọn sản xuất theo phương thức thủ công. 

Vào vụ Tết, cơ sở này có đến 700 nhân công làm việc, mỗi ngày cho ra lò gần 20.000 bánh chưng xanh

Sau khi gói, bánh được chuyển đến khu vực bếp để luộc. Bánh chưng phải trải qua quá trình luộc kéo dài từ 10 đến 12 giờ. Bánh xếp vào nồi phải sát nhau và được chèn chặt để tránh nở bung, bể vỡ khi đun nóng. 

Theo anh Toàn, hương vị Tết đang ngày một phai nhạt, mất dần bản sắc. Cảnh cả gia đình quây quần bên nhau gói bánh, cùng nấu bánh cũng ngày càng ít. 

 Ông chủ 39 tuổi tâm sự: “Tết bên nồi bánh chưng thật đầm ấm, hạnh phúc nhưng lại đang biến mất. Tôi làm bánh chưng cũng vì muốn níu kéo, giữ gìn bản sắc văn hóa. Do vậy, dù sản xuất với số lượng lớn, tôi vẫn nhóm bếp đun bánh như cách truyền thống người Việt Nam".

Năm 2008, sản phẩm mang vị Tết được Trần Thanh Toàn đăng ký thương hiệu. "Tôi không phải là người sáng tạo ra bánh chưng nên tôi không vui khi đăng ký thương hiệu. Tuy nhiên, để đưa một sản phẩm ra với thị trường quốc tế thì đòi hỏi nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tạo tin cậy cho người dùng",anh tâm sự.

Cùng với xuất khẩu bánh chưng, anh  Toàn còn xuất khẩu hàng chục tấn lá dong, lạt giang, nếp... ra nước ngoài để người Việt xa quê có thể tự gói bánh đón Tết.

Bình luận của bạn