Chung tay xây dựng thương hiệu Việt

Nhiều hoạt động thiết thực

Xác định, hưởng ứng CVĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, CĐCTVN đều phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, chỉ đạo công đoàn các cấp trong ngành tăng cường tham gia CVĐ. Đồng thời, chủ động phối hợp với chuyên môn đồng cấp tuyên truyền, vận động đoàn viên, CNVCLĐ hưởng ứng CVĐ, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước phát triển, ổn định việc làm và thu nhập cho NLĐ.

Cụ thể, trong việc triển khai hoạt động "Năm vì lợi ích đoàn viên công đoàn", CĐCTVN đã làm việc với một số công đoàn trực thuộc về việc chăm lo cho lợi ích của đoàn viên công đoàn và trao đổi các nội dung liên quan đến việc ký thỏa thuận hợp tác trong việc triển khai thiết chế cho người lao động. Điển hình như, Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP cam kết bán giảm giá thép xây dựng theo tỷ lệ hợp lý cho các công trình xây dựng thiết chế cho NLĐ; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giảm giá cho các siêu thị công đoàn hoặc các tổ chức phục vụ đoàn viên công đoàn sản phẩm bột giặt, nước giặt với mức từ 10 - 18%; Tổng công ty Thương mại Hà Nội giảm 3% tổng giá trị đơn hàng cho người mua có thẻ đoàn viên công đoàn tại chuỗi siêu thị cửa hàng tiện ích Hapromart, Haprofood tại Hà Nội…

Ngoài ra, hàng năm, CĐCTVN xây dựng kế hoạch, động viên các đơn vị trong ngành tham gia gian hàng giới thiệu, trưng bày sản phẩm tiêu biểu tại các sự kiện như Ngày hội và Phiên chợ "Tết Lao động", Chương trình "Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam"… Thông qua các hoạt động này, các doanh nghiệp (DN) có cơ hội mở rộng thị trường, NLĐ có cơ hội tìm hiểu, tiếp xúc với những sản phẩm trong nước chất lượng cao.

Hiệu ứng tích cực

Những hoạt động kể trên đã mang lại hiệu quả rõ nét. Ông Trịnh Xuân Tuyên - Phó Chủ tịch CĐCTVN - cho biết, hiện nay, hầu hết DN trong ngành đều đã ưu tiên sử dụng hàng sản xuất trong nước, tạo thành phong trào, góp phần tạo nên những hiệu ứng tích cực đối với DN, đặc biệt là những DN đang trong giai đoạn khó khăn.

Các DN, đơn vị kinh tế ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình với người tiêu dùng, nhận ra được tiềm năng của thị trường nội địa, mạnh dạn đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại nhằm tạo ra những dòng sản phẩm mới chất lượng ngày càng cao, hạ giá thành; xây dựng chiến lược quảng cáo tiếp thị sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường. Hiện đã có nhiều sản phẩm của ngành mang thương hiệu Việt có mặt trên thị trường, được đông đảo NLĐ, người tiêu dùng trong nước sử dụng và đánh giá cao như các sản phẩm của Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát (NGK) Sài gòn, Tổng công ty CP Bia -Rượu - NGK Hà Nội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Máy Động lực Máy Nông nghiệp Việt Nam…

Song song với đó, nhận thức và hành vi của NLĐ nói riêng và người tiêu dùng nói chung đối với hàng Việt Nam cũng được thay đổi, nâng cao vị thế của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường.

 

Bình luận của bạn