Chuyển biến nhận thức về hàng Việt

Nhìn chung, sau hơn 5 năm thực hiện, cuộc vận động tại thành phố Hải Phòng đã được sự hưởng ứng tích cực của xã hội, bước đầu đã làm chuyển biến nhận thức của người dân và mọi thành phần kinh tế, có cách nhìn đúng đắn về việc sử dụng hàng hóa trong nước.  

Hàng năm, bám sát kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương và tình hình thành phố, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) thành phố Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn tuyên truyền và phối hợp tổ chức các hoạt động thực hiện cuộc vận động trên địa bàn.

Để tăng cường tuyên truyền về cuộc vận động, MTTQVN thành phố Hải Phòng đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở Hải Phòng xây dựng chuyên mục phản ánh các chủ đề liên quan tới cuộc vận động, quảng bá sản phẩm Việt; mở chuyên mục tọa đàm trên truyền hình và tổ chức các hội thảo, nghiên cứu khoa học với chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”...

Hải Phòng thường xuyên tổ chức các hội chợ thương mại, thực hiện tháng khuyến mại Hải Phòng hàng năm từ thành phố tới các quận, huyện với chủ đề “Người tiêu dùng Hải Phòng nâng tầm thương hiệu Việt”, “Made in Vietnam”… với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của thành phố và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Riêng doanh nghiệp Hải Phòng chiếm 22% tổng giá trị hàng hóa tham gia chương trình khuyến mại với hàng chục nghìn sản phẩm, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của nhân dân. Hầu hết các mặt hàng khuyến mại đều bảo đảm chất lượng. Đặc biệt, Hải Phòng xây dựng các điểm “vàng” bán hàng: Siêu thị Big C; Trung tâm thương mại Metro Hồng Bàng, Trung tâm thương mại TD Plaza; siêu thị Co.opmart, hệ thống siêu thị Intimex; Công ty CP thương mại Minh Khai…

Trong dịp Tết, lễ hội, Sở Công Thương, các trung tâm thương mại, trung tâm triển lãm, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan thường xuyên tổ chức các chương trình kích cầu tiêu dùng thông qua các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm, bán hàng thương hiệu Việt trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, Sở Công Thương còn chỉ đạo các trung tâm thương mại đưa hàng về ngoại thành, vùng sâu, vùng xa.

Một công tác quan trọng khác được Hải Phòng thường xuyên thực thi: Kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các đối tượng kinh doanh, tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm... nhằm thu lợi bất chính, ảnh hưởng đến uy tín các doanh nghiệp sản xuất trong nước; thực hiện công tác quản lý giá đối với một số hàng hóa nhằm khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam...

Nhìn chung, sau hơn 5 năm thực hiện, cuộc vận động tại thành phố Hải Phòng đã được sự hưởng ứng tích cực của xã hội, bước đầu đã làm chuyển biến nhận thức của người dân và mọi thành phần kinh tế, có cách nhìn đúng đắn về việc sử dụng hàng hóa trong nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện cuộc vận động trong thời gian tới vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Một số doanh nghiệp chưa quan tâm việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nhiều sản phẩm hàng hóa Việt có chất lượng tốt, giá cả hợp lý nhưng vẫn chưa nằm trong sự lựa chọn của người tiêu dùng do một bộ phận người tiêu dùng sính hàng ngoại; trên thị trường vẫn còn tồn tại nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng, không an toàn; hội chợ, triển lãm trên địa bàn thành phố chưa thu hút được các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh tham gia, chưa kết nối được giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng...

Từ thực tiễn triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Hải Phòng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Một là, các doanh nghiệp phải là lực lượng xung kích, đi đầu trong thực hiện cuộc vận động, phải luôn tự đổi mới mình để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, từ chất lượng, giá cả cho đến dịch vụ hậu mãi. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa, bán hàng trong nước và bảo vệ thương hiệu Việt, chống hàng nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả…

Hai là, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó, sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành có hiệu quả của chính quyền tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, liên kết hợp tác đầu tư.

Ba là, thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo cuộc vận động các cấp và bộ phận tham mưu giúp việc. Định kỳ hàng năm tổ chức tốt công tác sơ tổng kết, động viên khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến xuất sắc.

Bình luận của bạn