Đã đến lúc cần mơ về giấc mơ nội địa hoá sản phẩm Việt
Đúng vậy, đã đến lúc chúng ta cần mơ về giấc mơ thương hiệu Việt - trí tuệ của người Việt và sản xuất tại Việt Nam - góp phần giúp GDP Việt Nam tăng trưởng, để Việt Nam sớm thoát mác nước nghèo.
Hãy thôi tự hào Việt Nam là "ông chủ vựa lúa"
Việt Nam, trong mắt thế giới, là một nước nông nghiệp và là nơi xuất khẩu nguyên liệu thô với giá trị gia tăng thấp.
Dân ta trước nay vẫn tự hào về một Việt Nam có sản lượng gạo xuất khẩu đứng top 3 thế giới. Họ tự hào về những lần lên mặt báo nước ngoài với kỷ lục chiếc bánh chưng khổng lồ hay tách cafe lớn nhất.
Nhưng sự thật, những thứ kể trên không thể giúp Việt Nam trở thành một đất nước giàu có trong mắt thế giới.
... hay tự vỗ ngực chúng ta "được" làm công cho những thương hiệu lớn của nước ngoài
Ngoài nông nghiệp là lợi thế, nước ta cũng được biết đến là công xưởng gia công, nhưng là xưởng gia công thuần túy B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) với lợi nhuận thấp. Giá nhân công rẻ là một trong những lý do để nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới lựa chọn Việt Nam làm công xưởng sản xuất cho họ.
Việt Nam đã từng hãnh diện vì "được" Nike, Adidas, Puma,... lựa chọn là nơi sản xuất hàng hoá cho họ. Chúng ta đã từng cảm thấy tự hào giá nhân công rẻ là lợi thế thu hút các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài tìm đến công xưởng Việt Nam.
Nhưng sự thật, với một hợp đồng gia công cho một thương hiệu nổi tiếng, Việt Nam chỉ thu về khoảng 5% lợi nhuận. Trong khi đó, các nhà bán lẻ thế giới thu về 45% lợi nhuận và thương hiệu đó thu 45% lợi nhuận còn lại.
Hãy nhìn vào thực tế, bao nhiêu người Việt Nam dám bỏ tiền ra để sở hữu một chiếc giầy hay một bộ đồ "xịn" do chính họ sản xuất?
Hãy thử mơ giấc mơ thương hiệu Việt...
Nếu muốn thoát nghèo, nếu muốn góp phần gia tăng GDP cho đất nước, hãy thôi tự hào rằng Việt Nam đã góp phần tạo nên sản phẩm của một thương hiệu Mỹ nổi tiếng ra sao, tốt đến thế nào.
Sự thật, Việt Nam đang thiếu một doanh nghiệp mạnh để khai thác những tiềm năng, lợi thế của chính đất nước mình.
Bởi vậy, hãy mơ giấc mơ về thương hiệu Việt, trí tuệ Việt và sản xuất tại Việt Nam. Và nếu có doanh nghiệp Việt nào đủ mạnh để khai thác được lợi thế quốc gia, thì không chỉ mang lại công ăn việc làm cho người dân, mà còn góp phần gia tăng GDP cho đất nước.
Những "cú tát" vào thẳng vào cố gắng của doanh nghiệp Việt muốn tạo giá trí cho đất nước
Gần đây, thông tin hãng xe điện Việt PEGA (HKbike) sắp ra mắt sản phẩm mới được nội địa hoá 35% đang gây xôn xao dư luận. Kẻ khen ngợi thì ít, người dè bỉu thì nhiều.
Nhưng ít ai biết được, sản phẩm đầu tiên Piaggio giới thiệu tại thị trường Việt Nam cũng chỉ có tỷ lệ nội địa hóa là 17% hay Honda có xuất phát điểm ở mức 25%.
Nhiều người khác thì cho rằng Việt Nam chỉ nên làm thuê, làm nông thay vì mơ tưởng làm sản phẩm công nghệ.
Họ thẳng tay "vùi dập" một thương hiệu Việt đang cố gắng vươn lên, tạo nên giá trị thực sự cho đất nước. Những điều dư luận quan tâm lúc này không còn là khung thép carbon đạt độ cứng lý tưởng, có khả năng chống bào mòn tốt, hay nhựa ABS cao cấp bất chấp mọi nắng mưa vẫn bền màu và chịu lực – những thứ tiến bộ đáng khen mà PEGA đã làm được.
Người ta để ý hơn đến ba từ “nội địa hóa” rồi cười nhạo hãng Việt Nam sản xuất xe điện khi mà các nước bạn có thể sắp chế tạo phi thuyền.
Xem ra, sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu vẫn khó mà “đẹp lòng” dân Việt?
Doanh nghiệp Việt trẻ còn khát những cái vỗ vai khích lệ
Từ sự việc của PEGA hôm nay, thiết nghĩ nên chăng mỗi chúng ta, những người dân Việt dành một chút suy nghĩ về tình hình trong nước, về những gì doanh nghiệp trẻ đang nỗ lực tạo dựng để có được một Việt Nam phát triển hơn, song song với nền văn minh lúa nước? Thay vì nhìn nhận và sử dụng sản phẩm nước ngoài rồi thờ ơ, lãnh đạm với ngành công nghệ đang khát khao sự động viên, khích lệ của nước nhà.