Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Ai Cập
Với những tiềm năng về tài nguyên phong phú và lợi thế về lực lượng lao động, cùng với các chính sách ưu đãi đầu tư của các nước châu Phi, ngày càng có nhiều nhà đầu tư các nước quan tâm đến thị trường này, trong đó có các công ty của Việt Nam.
Theo các chuyên gia kinh tế ở khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực và chủ động hơn trong việc xâm nhập thị trường các nước châu Phi, trong đó có Ethiopia và Ai Cập, những nơi sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư và làm ăn tại đây.
Theo chuyên gia tư vấn Ali Ahmed của hãng EHAF (Ai Cập), cải thiện cơ sở hạ tầng là phần quan trọng trong chiến lược phát triển ở nhiều nước châu Phi. Nhiều quốc gia ở châu lục này đang cần có những nguồn lực lớn, đặc biệt là về tài chính, để đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm.
Về triển vọng hợp tác giữa Ai Cập và Việt Nam, chuyên gia này cho rằng các điều kiện về chính trị cũng như kinh tế đang ngày càng thuận lợi ở cả hai nước sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hứa hẹn đối với doanh nghiệp hai nước.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập trong năm 2017 đạt hơn 321 triệu USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang toàn bộ thị trường châu Phi. Sang năm 2018, cụ thể là 8 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập đạt 318,3 triệu USD, tưng 45,18% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 8/2018 đạt 41,2 triệu USD, giảm 14,24% so với tháng 7/2018 và tăng 43,94% so với tháng 8/2017.
Ai Cập nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam các nhóm hàng xơ sợi, máy móc thiết bị, các mặt hàng nông sản trong đó xơ sợi dệt là mặt hàng có kim ngạch đạt cao nhất 42,2 triệu USD, chiếm 13,2% tỷ trọng với 19,5 nghìn tấn, tăng 11,64% về lượng và 15,15% trị giá, giá xuất bình quân 2,159,12 USD/tấn, tăng 3,14% so với cùng kỳ 2017. Tính riêng tháng 8/2018 đạt 2,5 nghìn tấn, trị giá 6,1 triệu USD, giảm 0,42% về lượng và 3,19% so với tháng 7/2018, nhưng nếu so với tháng 8/2017 tăng 22,71% về lượng và 34,15% trị giá.
Kế đến là máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 1,1 triệu USD trong tháng 8/2018, giảm 31,99% so với tháng 7/2018 và giảm 60,14% so với tháng 8/2017. Tính chung 8 tháng năm 2018 đạt 37 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 2,43 lần (tức tăng 143,07%) – đây cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
Trong nhóm hàng nông sản xuất thị trường Ai Cập nhập từ Việt Nam thời gian này thì cà phê và thủy sản đều tăng trưởng, ngược lại hạt tiêu lại sụt giảm cả lượng và trị giá so với cùng kỳ. Cụ thể, cà phê tăng 83,77% về lượng và 55,2% trị giá đạt 10,3 nghìn tấn, trị giá 18 triệu USD; hàng thủy sản đạt 29,9 triệu USD, tăng 49,85%; hạt tiêu giảm 1,33% về lượng và 40,53% trị giá tương ứng với 6,8 nghìn tấn, trị giá 18,6 triệu USD.
Ngoài ra, Ai Cập cũng tăng mạnh nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam, tăng trưởng trên 55% đạt 4,5 triệu USD.
Còn trong lĩnh vực đầu tư, theo Thương vụ Việt Nam tại Ai CẬp, tính đến hết năm 2017, Ai Cập hiện có ba dự án đăng ký đầu tư vào Việt nam với tổng số vốn hơn 2 triệu USD. Trong khi đó, Việt Nam chưa có dự án đầu tư nào tại Ai Cập nhưng Việt Nam đang giữ vị thế xuất siêu sang Ai Cập.
Trong bối cảnh nền sản xuất trong nước của Ai Cập vẫn còn chưa thực sự mạnh vì vậy nhu cầu hàng hóa nhập khẩu dự báo sẽ tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, các định chế tài chính quốc tế và các hãng xếp hạng tín dụng quốc tế đều có các dự báo khả quan về kinh tế Ai Cập trong trung hạn, do những thành quả từ công cuộc cải cách kinh tế hiện nay mang lại.
Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng với những nỗ lực cao của Chính phủ Ai Cập trong việc ổn định tình hình an ninh, chống khủng bố sẽ góp phần rất lớn tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và thúc đẩy du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu và hoạt động đầu tư từ các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam và đây chính là cơ hội thực sự mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt.
Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào thị trường Ai Cập, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực và chủ động nắm bắt thời cơ hiện có; cần nỗ lực hơn nữa đặc biệt là cần khắc phục những khó khăn như khoảng cách về địa lý hay khác biệt về văn hóa. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tích cực tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư tại thị trường này.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ai Cập 8 tháng 2018
Nhóm hàng |
8T/2018 |
+/- so với cùng kỳ 2017 (%)* |
||
Lượng (Tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng |
Trị giá
|
|
Tổng |
|
318.347.364 |
|
45,18 |
Xơ, sợi dệt các loại |
19.581 |
42.277.785 |
11,64 |
15,15 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
|
37.061.431 |
|
143,07 |
Hàng thủy sản |
|
29.840.758 |
|
49,85 |
Hạt tiêu |
6.884 |
18.681.560 |
-1,33 |
-40,53 |
Cà phê |
10.381 |
18.095.285 |
83,77 |
55,2 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
|
11.736.299 |
|
9,02 |
Hàng dệt, may |
|
4.541.550 |
|
55,03 |
Sắt thép các loại |
3.266 |
2.324.065 |
|
|