Du lịch Hà Nội phát triển sản phẩm độc đáo hút khách quốc tế

Tại Hội nghị “Mô hình chuỗi cửa hàng đảm bảo an toàn thực phẩm đối với một số ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương”, tổ chức ngày 11/12 tại Hà Nội, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương khẳng định kết nối thực phẩm an toàn vào hệ thống phân phối cần sự vào cuộc và kết hợp của cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.

Hiện nay nhu cầu của thị trường về các sản phẩm an toàn là rất lớn, đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán Bính Thân sắp tới, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được đặt lên hàng đầu. Trước nhu cầu bức thiết của người dân, đến nay, một số sản phẩm của doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường đã được cấp chứng nhận Chuỗi thực phẩm an toàn và đưa vào hệ thống các kênh phân phối.

Theo bà Lê Việt Nga, việc triển khai xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ vơi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để vận động doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống phân phối.

Năm nay, trong kế hoạch triển khai đợt cao điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm nhân dịp Tết Bính Thân do Bộ trưởng Cao Đức Phát ký thì đã giao nhiệm vụ cho Vụ Thị trường Trong nước phối hợp với các Sở Nông nghiệp, các Cục quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản tổ chức nhận diện kết nối, đưa hàng hóa đã được xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đây là sự gắn kết bước đầu đáp ứng thực tế phân công của quản lý nhà nước của các ngành công nghiệp và nông nghiệp phát triển nông thôn quy định tại Luật An toàn thực phẩm cùng các văn bản hướng dẫn kèm theo.

Về phía những người triển khai trực tiếp, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, thời gian qua Sở Công Thương thành phố Hà Nội đã thực hiện hơn 10 lớp tuyên truyền về an toàn thực phẩm cho các chợ hạng 1 và hạng 2 về kiến thức an toàn thực phẩm để đưa ra giải pháp tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

Các sản phẩm nông sản Việt Nam đã bước đầu được gắn mác đảm bảo chất lượng hàng hóa an toàn. Ảnh: TTXVN

Không chỉ vậy, Sở Công Thương Hà Nội còn giao cho các Chi cục Quản lý thị trường trên địa bàn tăng cường kiểm tra, kiểm soát để làm sao không còn tình trạng bán thực phẩm bẩn nhằm đưa thành phố trở nên "sạch hơn" trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, Sở còn tăng cường liên kết vùng và thông qua hệ thống, Sở Công Thương thành phố đáp ứng vấn đề về nhận thức của người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất đạt chuẩn.

Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bình ổn thị trường Tết và kinh nghiệm kết nối sản phẩm thực phẩm vào hệ thống phân phối, bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, để đảm bảo hàng hóa phục vụ cho 10 triệu dân thành phố, Sở Công Thương thành phố đã làm việc với các doanh nghiệp phân phối, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và các doanh nghiệp không tham gia chương trình bình ổn.

Đến nay, các đơn vị đã hoàn tất kế hoạch chuẩn bị hàng tết. Đặc biệt, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình bình ổn thị trường, thành phố xác định song song với công tác tạo nguồn hàng có chất lượng, giá bán ổn định thì việc phát triển mạng lưới phân phối đóng vai trò rất quan trọng.

Từ quan điểm này, trong những năm gần đây, chương trình bình ổn đã nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc phát triển điểm bán, đưa hàng bình ổn, đảm bảo an toàn thực phẩm đến đông đảo người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Đại Thắng – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần trang trại Bảo Châu chia sẻ, ngay từ đầu công ty đã theo mô hình từ trang trại tới bàn ăn, quản lý từ tất cả các khâu như môi trường, giống, giết mổ, đóng gói, đưa đến tận tay người tiêu dùng.

Mục tiêu là quản lý những khâu để làm sao đến tay người tiêu dùng không phải lo bị ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Công ty đã triển khai 3 năm qua ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.

Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay nếu chỉ một mình doanh nghiệp sản xuất thì không thể đưa sản phẩm sạch vào các chuỗi phân phối, hệ thống siêu thị. Trong khi đó, các kênh phân phối chính là điều kiện sống còn của mặt hàng này. Do đó, cần có sự chung tay của các thành phần trong xã hội.

Còn theo ông Phạm Quang Hùng – Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ba Huân, để xây dựng một chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm phải xuất phát từ các doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đầu tư và trang bị cho mình để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ 2 là kênh lưu thông phân phối, các siêu thị, cửa hàng phải nên tạo điều kiện cho những sản phẩm sạch, có nguồn gốc được đưa vào. Thứ 3 là người tiêu dùng cũng phải dần nâng cao nhận thức để sử dụng những sản phẩm sạch.

Tại Hội nghị, đại diện Bộ Công Thương khẳng định, cùng với việc đảm bảo ổn định giá cả hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm trong dịp tết sắp tới, thì công tác vệ sinh anh toàn thực phẩm cần phải được đẩy mạnh để đưa đến cho người tiêu dùng những thực phẩm thực sự sạch, an toàn.

Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp kết nối để tạo ra kênh phân phối bền vững cho thực phẩm an toàn./.

Bình luận của bạn