Đưa sản phẩm VietGAP vào trường học

Mới đây, Sở NN-PTNT TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT, tổ chức Hội nghị giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp an toàn đến các trường học trên địa bàn thành phố.

Theo Sở NN-PTNT TP.HCM, hiện thành phố có 91 xã, phường có sản xuất rau, với khoảng 14.500 ha diện tích gieo trồng, sản lượng đạt 366.704 tấn/năm. Trong thời gian qua, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã cấp chứng nhận VietGAP cho 270 ha, với sản lượng ước tính trên 20.380 tấn/năm.  

Đồng thời chứng nhậncho 21,82 ha cây ăn trái, gồm xoài cát Hòa Lộc (huyện Cần Giờ), ổi, chôm chôm, măng cụt (huyện Củ Chi). Chăn nuôi heo, dự án nâng cao năng lực ngành chăn nuôi và an to VietGAP àn thực phẩm (thuộc Sở NN-PTNT) chứng nhận VietGAP cho 744/848 hộ, tổng đàn 45.678 con, bình quân cung ứng ra thị trường khoảng 300 con/ngày. Giai đoạn 2013 - 2015, Sở NN-PTNT đã phối hợp với Sở Y tế, Sở Công thương, triển khai mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo chuỗi thực phẩm an toàn.

Hiện mô hình này vẫn đang được tiếp tục triển khai giai đoạn 2016 – 2020 và có sự phối hợp với 21 tỉnh, thành cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố. Do nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân TP rất lớn, đặc biệt tại các trường học, nhưng các mặt hàng nông sản thực phẩm do TP sản xuất chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ của người dân. Còn 70% nông sản vẫn phải nhập từ các tỉnh, thành khác.

Hơn nữa, các mặt hàng nông sản VietGAP cung cấp trực tiếp vào hệ thống bếp ăn tại các trường học cũng còn rất hạn chế. Vì vậy, dịp này, Sở NN-PTNT đã cập nhật giới thiệu đến các trường học (nhất là hệ thống trường mầm non) danh sách hàng trăm điểm cung cấp rau, thịt, thủy sản an toàn để trường có thể tìm được nguồn cung ứng đáng tin cậy.

Tuy nhiên, đại diện nhiều trường mầm non lại cho rằng, chương trình giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn đã được triển khai từ mấy tháng qua nhưng đến nay rất nhiều trường vẫn chưa biết đến chương trình này. Theo bà Trương Thị Việt Liên – Trưởng phòng mầm non (Sở GD-ĐT TP.HCM), hiện các trường học mới chỉ thấy được chất lượng thực phẩm trên giấy tờ của các đối tác mà chưa ai biết quy trình như thế nào là sạch, như thế nào là an toàn, như thế nào là VietGAP và phải chọn như thế nào mới đúng.

Nếu được hãy tổ chức cho các trường đến tận cơ sở tham quan vì trường mầm non luôn đặt an toàn sức khỏe của trẻ lên trên hết.

Bà Chu Ánh Vân, Phó hiệu trưởng trường tiểu học Lê Đình Chinh (quận 10) cũng chia sẻ: “Chúng tôi rất mong các sản phẩm sạch an toàn đến với các bếp ăn nhà trường, cũng như các bếp ăn tập thể. Thông qua chợ phiên nông sản an toàn này, chúng tôi sẽ yêu cầu các đơn vị đối tác sử dụng những sản phẩm an toàn từ chương trình này giới thiệu thì trường mới ký hợp đồng”.

Theo bà Vân, do các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo chất lượng VietGAP có giá thành cao hơn sản phẩm bình thường, nên các doanh nghiệp cũng nên xem xét lại giá cả phù hợp thì mới khuyến khích đưa được sản phẩm đến các trường học dễ dàng hơn.

rao đổi với NNVN, bà Nguyễn Thị Kim Cúc, Phó GĐ Sở NN-PTNT TP.HCM cho biết: “Trong thời gian tới, Sở NN-PTNT sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM tăng cường tổ chức giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp an toàn tới các trường học; đồng thời sẽ kết nối giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp an toàn đến với các bếp ăn tập thể và bếp ăn công nghiệp nhằm tránh xảy ra các vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra đối với trẻ”. Theo bà Cúc, từ các hội nghị và Chợ phiên nông sản an toàn sẽ giới thiệu cho các cơ sở, trường biết chính xác các địa chỉ sản phẩm nông nghiệp an toàn được kiểm soát.
 

Bình luận của bạn