Gian nan tạo thương hiệu cho nước mắm truyền thống

Với nguồn lợi từ biển như cá, muối có sẵn, BR-VT hiện có khoảng vài chục hộ dân sản xuất nước mắm theo phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, quy trình làm nước mắm truyền thống khá công phu, lại mất thời gian dài, giá nguyên liệu đầu vào lại liên tục tăng, nên giá thành phẩm của nước mắm truyền thống BR-VT khó cạnh tranh với nước mắm công nghiệp. Việc tạo dựng thương hiệu “nước mắm BR-VT” vì vậy còn lắm gian nan.

Cơ sở nước mắm Ánh Phương, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc sản xuất nước mắm đến nay đã hơn 3 đời và đã có chút ít tiếng tăm trên thị trường. Nhưng cũng như đa số các nơi sản xuất nước mắm truyền thống, nước mắm Ánh Phương phải cạnh tranh với nhiều thương hiệu nước mắm công nghiệp khác. Mặc dù, đã đẩy mạnh tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do tỉnh tổ chức, thế nhưng đến nay, nước mắm Ánh Phương cũng chỉ mới có mặt tại 1 số đại lý ở thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Anh Trương Viết Văn, Chủ cơ sở nước mắm Ánh Phương cho biết: Bán ra thị trường giá cũng không cao lắm, làm lãi suất rất ít. Cũng mong các ban ngành ủng hộ những nhà sản xuất nước mắm an toàn hơn và có đủ điều kiện để làm.

Đối với cơ sở sản xuất nước mắm Thiên Lộc, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, để khẳng định thương hiệu sản phẩm nước mắm truyền thống trên thị trường, cơ sở cũng cải tiến nhãn mác, đầu tư thêm kinh phí để quảng bá sản phẩm trên thị trường thông qua các hội chợ xúc tiến thương mại. Nhưng đến nay “thương hiệu nước mắm Thiên Lộc vẫn chỉ dừng lại ở 1 vài đại lý nhỏ lẻ trong tỉnh và 1 số tỉnh miền Đông Nam Bộ, với số lượng khá khiêm tốn, chưa đến 500 ngàn lít/ năm.

Anh Nguyễn Cao Thiên, Chủ cơ sở nước mắm Thiên Lộc cho rằng: Cái vướng mắc lớn nhất của chúng tôi là cái nghề truyền thống muốn đi xa hơn trong cả nước, nhưng cái mặt bằng diện quy hoạch, chúng tôi không thể phát triển rộng thêm được nữa. chẳng hạn đầu ra thì có, nhưng đầu vào không dám nhập vào. Chẳng hạn như 1 năm sản xuất 300 tấn, nhưng quy mô của công ty không chứa được. nguồn vốn cũng chưa được hỗ trợ nhiều lắm, vốn ưu đãi cũng mong ban ngành hỗ trợ để làm nhiều hơn.

Trước sự cạnh tranh khốc liệt của nước mắm công nghiệp, những người dân làng nghề cũng như các doanh nghiệp chế biến nước mắm truyền thống luôn chú trọng đến việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao quy trình sản xuất, chế biến đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín thương hiệu sản phẩm. Thế nhưng, nước mắm công nghiệp có giá bán rẻ hơn rất nhiều, chỉ dao động khoảng 15.000 đồng/lít, lại có hệ thống phân phối rộng khắp, tiện lợi cho người tiêu dùng, do đó, nước mắm truyền thống của BRVT vẫn khó có thể cạnh trang và tạo dựng thương hiệu cho mình.

Vậy làm cách nào để vừa giữ được uy tín truyền thống, vừa đủ sức cạnh tranh để phát triển bền vững nghề làm nước mắm, thì ngoài những nỗ lực tự thâncủa  người làm nước nắm nói chung, trong đó có tỉnh BRVT, còn cần đến sự vào cuộc của ngành chức năng một cách thấu đáo.

Bình luận của bạn