Nâng cao giá trị hàng Việt: Từ chất lượng tin dùng đến thị trường quốc tế

 Thị trường hàng Việt ngày càng “chật chội” bởi sự hấp dẫn từ sức mua của hơn 97 triệu dân, đạt giá trị đến hơn 4 triệu tỷ đồng[1] mỗi năm. Thêm vào đó là sức ép cạnh tranh khốc liệt từ hàng hóa ngoại nhập được “mở đường” bởi các hiệp định thương mại như CPTPP. Tuy nhiên, vẫn có nhiều sản phẩm Việt Nam đã tìm ra lời giải cho bài toán nâng cao giá trị hàng Việt trước những áp lực cạnh tranh rất lớn trên thị trường.

Bảo chứng giữa “ma trận” hàng hóa

Theo kết quả khảo sát của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, sản phẩm sản xuất trong nước vẫn được 89% người tiêu dùng (NTD) yêu thích và 93% thường mua dùng. Tuy nhiên, tỷ lệ NTD yêu thích sản phẩm ngoại nhập trong ba năm gần đây vẫn cao hơn tỷ lệ mua dùng hiện tại. Với nhu cầu và sức mua thị trường ngày một cao, trong tương lai gần, tỷ lệ mua dùng có thể sẽ chuyển dịch sang các thương hiệu ngoại, mặc dù không phải sản phẩm ngoại nhập nào cũng có sự nhận diện rõ ràng về thương hiệu, chất lượng hay xuất xứ.

Trong khi đó, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thiếu an toàn, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có xu hướng gia tăng. Áp lực này đẩy nhiều doanh nghiệp hàng Việt vào thế khó khi phải đối diện với bài toán chi phí, nhiều doanh nghiệp giảm danh mục hàng hóa, thậm chí phải thôi nỗ lực vì hàng giả, sản phẩm nhái… NTD vì thế bị ảnh hưởng đáng kể trong khi vẫn phải đi tìm bảo chứng cho giá trị hàng Việt giữa “ma trận” hàng hóa.

Trong bối cảnh đó, chứng nhận “Doanh nghiệp kinh doanh minh bạch, tin cậy, bền vững – Hàng Việt Nam tin dùng năm 2019” và biểu tượng “Hàng Việt Nam tin dùng” của Hội Sở hữu trí tuệ và Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam mới công bố gần đây đang rất được cộng đồng hoan nghênh, vì đã giúp NTD nhận diện được chính sách 3 không (3k) từ doanh nghiêp sản xuất: không có sản phẩm, dịch vụ thiếu nguồn gốc xuất xứ; không có sản phẩm, dịch vụ là hàng giả, hàng nhái; không có sản phẩm, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Từ đó, NTD có thêm cơ sở để dễ dàng nhận biết sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc rõ ràng và hạn chế tối đa khả năng lựa chọn hàng giả, hàng kém chất lượng.

Ông Laurent Levan, Chủ tịch và Tổng Giám Đốc URC Việt Nam, một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc đầu tư nâng cao chất lượng và an toàn của sản phẩm, cho biết: “Việc URC nhận được chứng nhận “Hàng Việt Nam Tin Dùng 2019” là ghi nhận cho những nỗ lực của công ty trong suốt những năm qua nhằm góp phần nâng cao giá trị hàng Việt.” Trước đó, để giữ vững cam kết lâu dài của công ty trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng, URC cũng đã liên tiếp đạt được nhiều chứng nhận quốc tế đầu ngành về an toàn và chất lượng như chứng nhận FSSC 22000 (một trong những bộ tiêu chuẩn tiêu biểu cho ngành thực phẩm), chứng nhận ISO/IEC 17025:2017 (chuẩn quốc tế để chứng nhận khả năng của các phòng kiểm nghiệm và hiệu chuẩn vốn có vai trò rất quan trọng trong thương mại, phát triển sản xuất, sản phẩm và bảo vệ khách hàng), chứng nhận ISO 45001:2018 cho các nhà máy sản xuất…

Để hàng Việt vươn xa…

NTD Việt Nam phải được quyền thụ hưởng những sản phẩm chất lượng sản xuất tại Việt Nam. Cách làm của URC đã cho thấy chiến lược hiệu quả và cam kết mạnh mẽ với NTD về an toàn và chất lượng. Bằng việc đạt được những chứng nhận uy tín này, URC cũng đã cho thấy hàng Việt hoàn toàn có thể tự nâng mình lên chuẩn mới ngay chính tại sân nhà: tiêu chuẩn quốc tế để tiến xa hơn ra thị trường toàn cầu.

Hiện nay, các sản phẩm danh tiếng của URC như trà xanh C2, nước tăng lực Rồng Đỏ, Bánh quy Cream-O và Magic, Kẹo Dynamite, Snack Jack n’ Jill Chikki và Puff Corn... không chỉ được người tiêu dùng trong nước tin tưởng chọn lựa, mà còn đang lấn sân và có khả năng cạnh tranh tốt tại nước ngoài. Các sản phẩm “made in Vietnam” của URC đã có mặt thêm tại Saudi Arabia, nâng tổng số hiện diện lên 10 nước, với mức tăng trưởng trung bình là 37%.

Được biết, trong kế hoạch năm 2019, URC sẽ đẩy mạnh chương trình Nhà máy tương lai (Factory of the Future) nhằm áp dụng các thành quả của công nghiệp 4.0 cho các nhà máy, đảm bảo các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và quốc tế. URC cũng khẳng định sẽ không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu và quảng bá hàng hóa “Made in Vietnam” như một bảo chứng cho các sản phẩm chất lượng, từ đó góp phần gia tăng giá trị thương hiệu Việt trên toàn cầu.

Bình luận của bạn