Nông sản Việt Nam "vượt khó" để xuất khẩu
Đối với thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt, lại vẫn được đánh giá là "dễ tính" hơn so với các nước châu Âu và châu Mỹ thì đây quả là những diễn biến đáng phải lưu tâm. Vậy nguyên nhân tình trạng này là gì và các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cơ quan quản lý cần có những bước đi như thế nào để tiếp tục duy trì thị trường này?
Sản phẩm vẫn chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng
Tính đến ngày 7/5, Hải quan Thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã trả lại 8 lô hàng xuất khẩu ớt tươi của các doanh nghiệp Việt Nam do không đạt tiêu chuẩn chất lượng, theo thông tin từ trang mạng Kiểm tra chất lượng Trung Quốc.
Ớt tươi có thể sẽ không phải là câu chuyện đơn lẻ khi Trung Quốc mới đưa ra quy định: kể từ ngày 1/4/2018, hoa quả nhập khẩu thông qua cửa khẩu đường bộ vào tỉnh Quảng Tây phải có khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Gần đây, Trung Quốc đã tăng cường kiểm dịch và quản lý chất lượng hàng nhập khẩu, siết chặt việc nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Điều này đang gây ra không ít khó khăn và sức ép cho nông sản Việt Nam khi đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của rau quả, lớn thứ ba của hạt điều và thủy sản; đồng thời đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác.
Theo đánh giá Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2018 (IMF), sau khi đạt mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong năm 2017, nền kinh tế thế giới có khả năng vẫn duy trì được đà tăng trưởng ở mức 3% trong năm 2018, giúp nhu cầu tiêu thụ của hầu hết các thị trường sẽ tiếp tục tăng. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có mặt hàng nông sản.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, nguyên Giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, rau quả Việt Nam có được giá trị xuất khẩu như hiện nay là khẳng định hướng đi đúng của ngành nông nghiệp trong 10 năm qua, khi tập trung vào việc mở cửa thị trường khó tính, hướng đến sản xuất sản phẩm mà thị trường tiêu thụ cần, chứ không phải trồng theo thế mạnh hay loại sẵn có. Hiện rau quả Việt Nam đã có mặt tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bằng chứng là ngay trong tháng đầu tiên của năm 2018, xuất khẩu nông, lâm thủy sản đã thu về hơn 3 tỷ USD và mục tiêu đặt ra trong năm nay là kim ngạch đạt 40 tỷ USD. Ban chỉ đạo Phát triển thị trường nông sản của Bộ Nông nghệp và Phát triển nông thôn đã quyết định đưa nhóm sản phẩm chăn nuôi vào danh sách các mặt hàng sẽ đẩy mạnh xuất khẩu trong năm nay. Bên cạnh đó, các mặt hàng như tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc, rau quả chế biến, cà phê, hạt điều dự kiến sẽ tăng trưởng xuất khẩu cao vào Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và EU.
Đang từng bước hoàn thiện chinh phục các thị trường khó tính
Để tăng xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc hay EU, hàng Việt cũng cần đáp ứng ngày càng tốt hơn xu hướng tiêu dùng đang ngày càng khắt khe hơn.Đang từng bước hoàn thiện chinh phục các thị trường khó tính
Những ý kiến đánh giá từ phía chuyên gia nông nghiệp quốc tế tại Hội nghị phát triển thị trường cho ngành rau quả mới đây đã phần nào cho thấy: Đây là lĩnh vực mà Việt Nam có thể tạo ra cơ hội cho chính mình nếu biết thay đổi.
Các chuyên gia nông nghiệp quốc tế cũng đã đưa ra khá nhiều những kiến nghị để tăng xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Nếu nhìn lại năm 2017, với kết quả kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản lần đầu tiên chạm mốc 36 tỷ USD, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy một xu hướng nông nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường.
Sau hạt gạo đã đáp ứng được thị trường Nhật, vốn là thị trường khó tính nhất thế giới với 613 chỉ tiêu, hàng loạt các loại rau quả vào được các thị trường cao cấp khác đã cho thấy một sự thay đổi lớn về tư duy của nông dân và doanh nghiệp.