Xuất khẩu đồ gỗ, mỹ nghệ sang Lào tăng mạnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Lào 5 tháng đầu năm lên 244,6 triệu USD, tăng 9,87% so với cùng kỳ năm trước.

Sắt thép tiếp tục dẫn đầu kim ngạch xuất sang Lào, chiếm 17,5% tỷ trọng, đạt 58 nghìn tấn; 42,9 triệu USD, tăng 21,49% về lượng và 37,65% trị giá, giá xuất bình quân tăng 13,31% đạt 739,8 USD/tấn.

Đứng thứ hai về kim ngạch là nhóm hàng xăng dầu, đạt 63,2 nghìn tấn, trị giá 42 triệu USD giảm 24,6% về lượng và 7,7% trị giá so với cùng kỳ.
Kế đến là nhóm hàng phương tiện vận tải phụ tùng, sản phẩm sắt thép, máy móc thiết bị…

Đối với nhóm hàng phân bón – đây là mặt hàng thường có tốc độ tăng mạnh, tuy nhiên 5 tháng đầu năm nay lại suy giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 30,19% và 4,55% tươnggng với 21,7 nghìn tấn; 8,1 triệu USD, mặc dù giá xuát bình quân 375,83 USD/tấn, tăng 36,72% so với cùng kỳ 2017.

Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nay xuất khẩu sang Lào các mặt hàng phần lớn đều có kim ngạch tăng trưởng, số này chiếm 58,8%, trong đó xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ tăng mạnh nhất 44,47% tuy chỉ đạt 417,6 nghìn USD.

Ngược lại, số nhóm hàng với kim ngạch suy giảm chiếm 41,1% và xuất khẩu than đá giảm mạnh nhất cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 82,39% và 74% tương ứng với 8,5 nghìn tấn; 1 triệu USD.

Ngành gỗ Việt Nam được xem là đang lớn mạnh và có vị thế trên thế giới. Hiện đồ gỗ Việt Nam chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN, đứng hai châu Á và thứ năm trên thế giới. Trong năm qua, giá trị xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 8 tỉ USD, riêng sản phẩm gỗ đạt 7,66 tỉ USD, tăng 10,2%.

Dự báo trong năm 2018 kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ sẽ đạt 9 tỉ USD. Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), con số trên còn khiêm tốn vì cho đến thời điểm này đã có nhiều doanh nghiệp ký được nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn đủ sức sản xuất cho cả năm. Thậm chí, một số DN không dám ký tiếp hợp đồng vì lo không đáp ứng kịp đơn hàng.

Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam tuy có phát triển nhưng thật sự vẫn chưa đúng tầm, chưa thu hút được nhiều khách hàng trên thế giới. Chẳng hạn tại Singapore được xem là nơi tổ chức hội chợ triển lãm đồ gỗ lớn trên thế giới nhiều lần trong năm, trong khi tại Việt Nam, hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Vifa - Expo mỗi năm chỉ được tổ chức một lần mà quy mô lại quá nhỏ so với Singapore. Cụ thể, mặt bằng tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn ở quận 7, TP HCM quá nhỏ trong khi nhu cầu cần diện tích gấp 4 lần so với hiện tại.

Theo các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu đồ gỗ nước ngoài đang chú ý đến Việt Nam như một phân xưởng sản xuất đồ gỗ dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và được đánh giá cao về chất lượng.

Mặt khác, theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong năm 2018, dự báo nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất trên toàn thế giới sẽ tăng 3,5%, thương mại đồ gỗ tăng 4%. Do đó, nếu doanh nghiệp đầu tư bài bản, khả năng mở rộng thị phần rất cao, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

Bình luận của bạn