Phiên chợ tại Thanh Hóa & Bến Tre mang đặc sản địa phương đến tay người tiêu dùng

Không chỉ mang đến cơ hội mua sắm đa dạng cho người dân, phiên chợ còn mở ra những lối đi triển vọng về khởi nghiệp cho phụ nữ địa phương. Đồng thời, khách tham quan còn được gặp gỡ và giao lưu với nghệ sĩ Quốc Thuận – Một diễn viên, MC, đạo diễn hài hước, dí dỏm rất được bà con miền Tây yêu mến.

Phiên chợ đặc biệt giúp phụ nữ nông thôn khởi sự kinh doanh

Phiên chợ cuối tuần quy tụ hàng chục gian hàng với nhiều sản phẩm thú vị phù hợp xu hướng phát triển của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng như nhang sinh học làm từ lá cây quao nước ở Bến Tre, mật ong Thạch Thành nổi tiếng của Thanh Hóa, các loại nông sản sạch được sản xuất theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao hay những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo…Phiên chợ mang đến cơ hội tuyệt vời cho người tiêu dùng tại hai tỉnh tiếp cận và thoải mái lựa chọn nhiều “đặc sản” của địa phương.

Phiên chợ tại Thanh Hóa & Bến Tre mang đặc sản địa phương đến tay người tiêu dùng - 1

Sản phẩm nhang sinh học làm từ cây quao nước và các loại thảo dược của chị Đào (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) có tác dụng xua muỗi với hương thơm đồng quê tự nhiên

Phiên chợ tại Thanh Hóa & Bến Tre mang đặc sản địa phương đến tay người tiêu dùng - 2

Các loại nông sản sạch được sản xuất theo mô hình công nghệ cao tại Thanh Hóa

Phiên chợ tại Thanh Hóa & Bến Tre mang đặc sản địa phương đến tay người tiêu dùng - 3

Dự kiến có khoảng hàng chục gian hàng với nhiều sản phẩm hay và độc đáo sẽ trưng bày tại phiên chợ cuối tuần

Bên cạnh đó, vào các khung giờ vàng 10h - 15h -1 8h, 50 khách hàng đến với phiên chợ sớm nhất sẽ có cơ hội mua Sunlight với giá cực sốc – chỉ 1 nghìn đồng khi đã mua 100 nghìn đồng sản phẩm từ các gian hàng. Ngoài ra, đến tham quan, mua sắm tại phiên chợ, người tham gia sẽ có cơ hội trúng thưởng 100% với nhiều quà tặng đặc biệt.

Toàn bộ sản phẩm được trưng bày tại phiên chợ đều là thành quả lao động và nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ của các chị em phụ nữ nông thôn. Mỗi gian hàng là một mô hình kinh doanh và một ước mơ khởi nghiệp của họ. Tại đây, các chị em vừa có thể quảng bá thương hiệu sản phẩm, vừa chia sẻ tâm huyết cũng như quá trình “nhào nặn”, đưa những đứa con tinh thần của mình đến thị trường. Từ đó, phiên chợ cuối tuần trở thành một bước ngoặt mở ra lối đi triển vọng cho phụ nữ nông thôn để các chị viết tiếp hành trình khởi nghiệp và khẳng định giá trị của bản thân trong xã hội.

Vì vậy, đến tham quan chương trình, khách hàng không chỉ tìm được những cơ hội mua sắm hấp dẫn mà còn là lời động viên, sự khích lệ tinh thần to lớn cho các chị. Mỗi sản phẩm mang về từ phiên chợ chính là một sự cam kết đồng hành cùng chị em phụ nữ nông thôn, chia sẻ trách nhiệm với xã hội và đóng góp thiết thực cho cộng đồng.

Tiếp nối hành trình giúp phụ nữ nông thôn có tư duy bài bản hơn về mô hình khởi nghiệp hiện đại

Nằm trong khuôn khổ chương trình “Chắp cánh đam mê phụ nữ Việt” do nhãn hàng Sunlight phối hợp với Co.opmart, Shopee và Hội LHPN Việt Nam các tỉnh tổ chức, phiên chợ cuối tuần giúp cho các chị em có cơ hội giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường. Đây là một hoạt động của nhãn hàng Sunlight trong hành trình giúp phụ nữ nông thôn khởi nghiệp thành công với sứ mệnh “Giúp 1 triệu phụ nữ Việt có cơ hội khởi nghiệp từ đam mê”.

Cũng trong dự án này, vào tháng 10, tại Thanh Hóa và Bến Tre cũng diễn ra một loạt những hoạt động đầy ý nghĩa như Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp nhằm giới thiệu và tôn vinh những gương phụ nữ khởi nghiệp thành công hay các khóa đào tạo nâng cao năng lực phụ nữ giúp các chị em trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để khởi sự kinh doanh hiệu quả.

Phiên chợ tại Thanh Hóa & Bến Tre mang đặc sản địa phương đến tay người tiêu dùng - 4

Chị Nguyễn Lê Ly Na, Quản Trị Cộng Đồng Người Bán Hàng Shopee chia sẻ về cách thức bán hàng trên mạng (online)

Riêng tại Thanh Hoá, buổi toạ đàm của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng với chủ đề “Những cơ hội và thách thức khi phụ nữ khởi nghiệp trong thời buổi của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 4 (4.0)” vào ngày 11/10 đã giúp các chị em phụ nữ có cái nhìn tổng thể về thị trường trong giai đoạn hiện nay để tìm ra những lối đi phù hợp cho riêng mình.

Phiên chợ tại Thanh Hóa & Bến Tre mang đặc sản địa phương đến tay người tiêu dùng - 5

GS. Nguyễn Lân Dũng đang chia sẻ kiến thức về khởi nghiệp trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 4 (4.0) cho các chị em phụ nữ tại Thanh Hóa

Từ đó có thể thấy Sunlight đã tiên phong giúp cộng đồng thoát khỏi những suy nghĩ lối mòn về vai trò của phụ nữ trong xã hội cũng như cách phụ nữ khởi nghiệp. Đã qua rồi cái thời phụ nữ nông thôn phải buôn gánh bán bưng hay những quầy rau, sạp cá ven đường, “Chắp cánh đam mê phụ nữ Việt” do Sunlight đề xướng còn định hướng cho các chị em phụ nữ tiếp cận với công nghệ thông tin bằng kiến thức về bán hàng trực tuyến (online) và nâng cao giá trị sản phẩm thông qua các hoạt động quảng bá, thương mại, giúp kết nối sản phẩm với người tiêu dùng.

Dự án “Chắp cánh đam mê phụ nữ Việt” được Sunlight đề xuất lần đầu tiên vào đúng dịp 20/10/2018 với sứ mệnh chắp cánh đam mê và truyền cảm hứng khởi nghiệp cho phụ nữ nông thôn. Từ khởi sự kinh doanh đến tăng quyền năng phụ nữ, chương trình mong muốn thay đổi định kiến xã hội về năng lực và vai trò của phụ nữ. Từ đó giúp các chị em đủ tự tin khẳng định giá trị bản thân và đủ bản lĩnh tự cởi trói chính mình để thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc sống.

Bình luận của bạn