Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội và Tây Nam bộ

Nhằm tăng cường phối hợp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại nông nghiệp giữa Hà Nội và các tỉnh miền Tây Nam bộ vừa qua Sở NN-PTNT Hà Nội đã tổ chức đoàn công tác đến 4 tỉnh Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long. 

* 6 nhiệm vụ chính Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái dừa xiêm, cam, quýt, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa, bưởi da xanh… trồng nhiều ở huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Hậu Giang có diện tích mía lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long với trên 15.500ha, cây ăn trái với 22.000ha, sản lượng 140.000 tấn/năm với thương hiệu “Bưởi Năm Roi Phú Hữu” đã được đăng ký. Tỉnh này còn đang đầu tư quy hoạch 7.000ha vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản, chọn thủy sản là mũi nhọn đột phá với các loài chủ lực là cá tra, cá thát lát, các loại cá đồng…

Cả Bến Tre và Hậu Giang đều mong muốn được kết nối với các doanh nghiệp phân phối uy tín của Hà Nội để có đầu ra ổn định cho người sản xuất. Tại hội nghị, các doanh nghiệp Hà Nội đã khớp nối được với vùng trồng dứa, cá thát lát của Hậu Giang, bưởi da xanh, dừa, đồ mỹ phẩm từ dừa của Bến Tre…

Dự kiến đầu tháng 8, những sản phẩm tiêu biểu này sẽ có mặt tại kênh phân phối của Hà Nội. Với Tiền Giang và Vĩnh Long, qua một năm triển khai chương trình, công tác phối hợp đã thu được một số kết quả bước đầu, tuy nhiên còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Nguyên nhân chính là do các tỉnh hiện chưa có đơn vị chuyên biệt làm công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp và chưa có kế hoạch cụ thể cho lĩnh vực này; Các cơ sở sản xuất nhỏ chưa có kinh nghiệm thương mại và cách thức phân phối; Điều kiện về kho bãi, bảo quản sản phẩm trái cây tươi của các đơn vị đầu mối đưa nông sản về Hà Nội còn hạn chế; Đường vận chuyển sản phẩm về Thủ đô còn khó khăn... Để khắc phục đoàn đã đề xuất kế hoạch hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào 6 nhiệm vụ: 

1. Công tác thông tin: Thường xuyên cung cấp các thông tin về sản phẩm an toàn, đặc sản vùng miền, cơ sở sản xuất tiêu biểu, doanh nghiệp tiêu thụ, phân phối nông sản uy tín để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của mỗi địa phương kết nối giao thương.

2. Công tác truyền thông: Phối hợp đăng tải các thông tin về các sản phẩm đặc trưng, cơ sở sản xuất tiêu biểu, gương điển hình kết nối chuỗi giá trị, doanh nghiệp phân phối uy tín trên các kênh thông tin truyền thông để doanh nghiệp và người tiêu dùng Thủ đô cũng như cả nước nắm bắt và kết nối như: Bản tin Xúc tiến thương mại nông nghiệp; Cẩm nang xúc tiến thương mại nông nghiệp; Trang Website; các cơ quan truyền thông có sự phối hợp với Hà Nội và các tỉnh hợp tác.

3. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương: Phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của mỗi địa phương liên kết hợp tác trong 3 lĩnh vực: Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cung ứng vật tư đầu vào; liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản; liên kết hợp tác đầu tư vào mỗi địa phương. 

4. Công tác hội chợ triển lãm: Hàng năm, Hà Nội cùng các tỉnh hợp tác cùng vận động các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nông nghiệp tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm do mỗi bên tổ chức.

5. Mỗi đơn vị tham mưu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ của địa phương mình hoặc tham mưu ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ theo quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia liên kết hợp tác.

6. Phối hợp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp khác theo khả năng của mỗi đơn vị, như: Xây dựng hệ thống thông tin điện tử nhằm minh bạch việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Tuần lễ nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền tại Hà Nội; Hướng dẫn hoặc trực tiếp tham gia tổ chức cho cơ sở, doanh nghiệp đi khảo sát, kết nối thương mại
 

Bình luận của bạn