Gạo khó bán… nông dân vẫn hì hục trồng lúa!

Hiện nay, mặc dù biết rõ nguồn cung lúa gạo đang dồi dào, nông dân vẫn cứ hì hục trống lúa và lâm vào tình cảnh khó khăn.

Quý 1/2015 xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt 450 triệu USD, giảm 26% lượng và 30% giá trị so với cùng kỳ năm 2014, thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay. Các chuyên gia dự kiến trong thời gian tới xuất khẩu gạo vẫn “cực kỳ” khó khăn với nhiều nguyên nhân được dẫn ra như: nguồn cung gia tăng nên áp lực cạnh tranh lớn, năng lực nội tại của doanh nghiệp trong nước yếu,…

Cung vượt cầu dẫn đến gạo khó xuất khẩu, giá thành thấp là tình trạng diễn ra nhiều năm nay. Các cảnh báo cũng có nhiều nhưng tình trạng này đã và vẫn đang tiếp diễn.

alt

Người nông dân trồng lúa thường xuyên lầm vào cảnh khó khăn

GS. Võ Tòng Xuân, quyền Hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần Thơ, chuyên gia kinh tế nông nghiệp đánh giá: Gạo trở nên dôi dư nên xuất khẩu gặp khó là điều dễ hiểu. Ở Thái Lan để khắc phục tình trạng này họ đã mạnh dạn chuyển đổi 30% diện tích đất trồng lúa sang trồng mía. Nhưng ở nước ta, mặc dù biết rõ nguồn cung lúa gạo đang dồi dào, nông dân vẫn cứ hì hục trống lúa và lâm vào tình cảnh khó khăn. Để thoát ra khỏi tình trạng này phải mạnh dạn chuyển đổi cây trồng một cách phù hợp và bỏ tư duy sản xuất theo số lượng mà phải tập trung vào nâng cao chất lượng, nâng cao thương hiệu gạo Việt Nam nhằm giữ vững thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu.

Trong nhiều năm qua, việc sản xuất lúa gạo ở nước ta chủ yếu vẫn chú trọng năng suất. Những giống lúa năng suất dưới 5 tấn/ha sẽ không được lựa chọn. Trong khi đó, tại Thái Lan và nhiều nước khác thì hoàn toàn ngược lại. Họ không quan trọng năng suất, họ có thể chọn giống năng suất thấp nhưng chất lượng cao.

Kinh tế thị trường đang yêu cầu ngành lúa gạo Việt Nam phải thực hiện cuộc đổi mới toàn diện, xoá bỏ cách làm ăn theo kiểu tự phát. Theo GS. Võ Tòng Xuân, muốn làm được điều này cần sự gắn kết giữa các nhà. Trong đó, Nhà nước mà cụ thể là các bộ, ngành liên quan cần nắm bắt nhu cầu của từng thị trường để biết thị trường nào ưa chuộng giống gạo nào rồi cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp thì phải chủ động tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu gạo, đồng thời liên kết với nông dân sản xuất ra sản phẩm mà thị trường yêu cầu, theo chuẩn Vietgap, Globalgap…

Nguồn: Báo Năng lượng Mới

Bình luận của bạn