Malaysia, Mexico sẽ là thị trường nhập khẩu gạo tiềm năng

Gạo hiện nay là mặt hàng bị áp thuế rất cao khi xuất khẩu sang các nước thành viên trong TPP, do đó, khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, Malaysia và Mexico sẽ là những thị trường tiềm năng với hạt gạo Việt.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), xuất khẩu gạo năm 2015 đạt 6,59 triệu tấn, trị giá 2,8 tỉ đô la Mỹ, tăng 4% về khối lượng nhưng giảm 4,5% về giá trị so với năm 2014. Điều này là do giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2015 chỉ đạt 425,6 đô la Mỹ/tấn, giảm 8,2% so với giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2014.

Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam trong năm 2015, với hơn 30% thị phần. Năm 2015, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tăng 4,8% về khối lượng nhưng giảm 3,6% về giá trị so với năm 2014.

Năm 2015 cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về lượng và kim ngạch nhập khẩu gạo của các thị trường như Indonesia (hơn 2 lần về lượng và 77% về giá trị); Ghana (tăng 13,6% về khối lượng và 5,2% về giá trị); Bờ Biển Ngà (tăng 19,6% về khối lượng và 10,4% về giá trị)…

Các thị trường có sự sụt giảm đột biến so với năm 2014 gồm: Phillipines, Singapore, Hồng Kông và Hoa Kỳ.

Như vậy, xét về thị trường xuất khẩu gạo, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với giá xuất khẩu bình quân khá thấp và thiếu ổn định. Do đó, việc tham gia vào TPP sẽ mở ra cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu với giá trị cao hơn.

Song, nhìn vào cơ cấu xuất khẩu gạo, các nước trong khối TPP không phải là thị trường lớn của nước ta. Hiện nay, gạo Việt Nam mới chỉ thâm nhập được vào thị trường Mỹ với lượng và kim ngạch xuất khẩu tương đối khiêm tốn.

Theo một báo cáo mới công bố của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), trong khối TPP, có bốn quốc gia có dư địa lớn về mặt thuế suất nhập khẩu gạo, đó là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Mexico và Malaysia.

Hai thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ được đánh giá là rất khó xâm nhập. Cụ thể, việc áp mức thuế suất nhập khẩu gạo lên đến gần 400% cho thấy Nhật Bản luôn coi gạo là sản phẩm có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng và tìm mọi cách để bảo hộ. Theo công bố mới đây của chính phủ Nhật Bản, nước này mặc dù sẽ tăng lượng gạo nhập khẩu hàng năm từ 87.000 tấn lên 850.000 tấn, nhưng chỉ cho phép hai quốc gia có thể xuất gạo vào là Hoa Kỳ và Australia. “Như vậy, Việt Nam cũng không có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường này”, trích báo cáo.

Như vậy, xét về thị trường xuất khẩu gạo, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với giá xuất khẩu bình quân khá thấp và thiếu ổn định. Do đó, việc tham gia vào TPP sẽ mở ra cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu với giá trị cao hơn.

Song, nhìn vào cơ cấu xuất khẩu gạo, các nước trong khối TPP không phải là thị trường lớn của nước ta. Hiện nay, gạo Việt Nam mới chỉ thâm nhập được vào thị trường Mỹ với lượng và kim ngạch xuất khẩu tương đối khiêm tốn.

Theo một báo cáo mới công bố của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), trong khối TPP, có bốn quốc gia có dư địa lớn về mặt thuế suất nhập khẩu gạo, đó là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Mexico và Malaysia.

Hai thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ được đánh giá là rất khó xâm nhập. Cụ thể, việc áp mức thuế suất nhập khẩu gạo lên đến gần 400% cho thấy Nhật Bản luôn coi gạo là sản phẩm có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng và tìm mọi cách để bảo hộ. Theo công bố mới đây của chính phủ Nhật Bản, nước này mặc dù sẽ tăng lượng gạo nhập khẩu hàng năm từ 87.000 tấn lên 850.000 tấn, nhưng chỉ cho phép hai quốc gia có thể xuất gạo vào là Hoa Kỳ và Australia. “Như vậy, Việt Nam cũng không có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường này”, trích báo cáo.

Bình luận của bạn