Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh tới ngành thủy sản của Việt Nam từ năm 2017 đến nay, đã khiến cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng lên trên 8 tỷ USD và duy trì cho tới năm 2020.
Năm 2013 thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đạt 6,69 tỷ USD, đây là mức tăng trưởng khá mạnh so với những năm trước đó. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong những năm sau đó đã phần nào khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục chạm những cột mốc mới. Xuất khẩu thủy sản năm 2014 tăng kỷ lục hơn 1,3 tỷ USD, tăng 16,92% so với năm 2013 đạt 7,83 tỷ USD.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh tới ngành thủy sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành thủy sản và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Cơ hội:
- Tiếp cận với các công nghệ từ nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu.
- Có nhiều cơ hội để phát triển thành ngành thủy sản hiện đại, bền vững, thân thiện và giá trị hơn.
- Áp dụng các công nghệ 4.0 sẽ giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách hơn với các đối tác và khách hàng.
- Cơ quan quản lý dễ dàng theo dõi và truyền đạt các thông tin hoặc các quy định tới các thành phần của ngành như nông dân, ngư dân, công nhân, doanh nghiệp, khách hàng...
- Xây dựng được các cơ sở dữ liệu khoa học, cơ sở thương mại và cơ sử dữ liệu khách hàng, để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu hiệu quả hơn sơ với trước.
Thách thức:
- Sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn khi không kịp thời áp dụng tốt các ứng dụng của cuộc cách mạng 4.0
- Tạo thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách, quản lý và doanh nghiệp trong việc đưa ra những quy định và giải pháp hợp lý, tối ưu.
- Khả năng dư thừa lao động khi áp dụng công nghệ vào các khâu của ngành thủy sản.
- Khả năng thích nghi và tiếp thu công nghệ của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao. Lực lượng lao động công nghệ cao ở Việt Nam chưa nhiều. Tuy nhiên thủy sản Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các ứng dụng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những kết quả xuất khẩu thủy sản tốt trong những năm vừa qua.
Ước tính xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 6/2021 đạt 180 nghìn tấn với trị giá 780 triệu USD, tăng 13,89% về lượng và tăng 9,1% về trị giá so với tháng 6/2020, chiếm 3,06% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tính chung nửa đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 983,83 nghìn tấn với trị giá 4,054 tỷ USD, tăng 13,2% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 2,58% xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều là những thị trường đang áp dụng những ứng dụng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tốt nhất thế giới. Do vậy việc các doanh nghiệp Việt Nam thích nghi và áp dụng tốt các ứng dụng của cuộc cách mạng 4.0 sẽ là điều kiện tiên quyết cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới.
Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021 Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản tháng 5/2021 đạt 181,5 nghìn tấn với trị giá 790,3 triệu USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với tháng 6/2020.
Tháng 5/2021 đáng chú ý là xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chính đều tăng mạnh so với tháng 6/2020, trong khi xuất khẩu cá khô, cá đóng hộp và ruốc giảm. So với tháng 4/2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Australia, Nga, Hồng Kông... trong tháng 5/2021 có kết quả tăng.
Trong khi xuất khẩu thủy sản tới Hàn Quốc, Anh, Canada, thị trường Đài Loan có kết quả giảm. So với tháng 5/2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc trong tháng 5/2021 đều có trị giá tăng. Trong khi xuất khẩu thủy sản tới Trung Quốc lại giảm mạnh tới 25,68%, xuất khẩu tới Anh giảm 1,36%. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Nga, Brazil, Mexico trong tháng 5/2021 đạt kết quả tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 5 tháng năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 803,8 nghìn tấn với trị giá 3,27 tỷ USD, tăng 13% về lượng và 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất khẩu cá tra chiếm 39,95% về lượng và chiếm 19,56% về trị giá; xuất khẩu tôm chiếm 18,13% về lựợng và chiếm 39,84% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; chả cá chiếm 9,32% về lượng và chiếm 4,92% về trị giá; cá ngừ chiếm 7,87% về lượng và chiếm 8,89% về trị giá...
Hầu hết các nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021 đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, chỉ có mặt hàng ruốc xuất khẩu giảm. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới phần lớn các thị trường chính trong 5 tháng đầu năm 2021 đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ có xuất khẩu thủy sản tới Trung Quốc có kết quả giảm 6,6%.
Kết quả xuất khẩu các mặt hàng thủy sản trong tháng 5 và 5 tháng năm 2021 ghi nhận sự chủ động và tích cực trong việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn nửa đầu năm 2021. Đây là điều kiện và động lực để xuất khẩu thủy sản tăng tốc trong giai đoạn nửa cuối năm 2021. Nhận định và dự báo: Trong thời gian tới cuộc cách mạng 4.0 sẽ còn tác động mạnh hơn nữa tới khả năng nuôi trồng, chế biến, sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Khi các doanh nghiệp không ngừng thay đổi và cải tiến các công nghệ nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Các ứng dụng của cuộc cách mạng 4.0 đối với việc truy nguồn gốc sản phẩm, phân tích dữ liệu tiêu thụ thủy sản ở từng thị trường cho từng sản phẩm đối với từng nhóm khách hàng. Việc vận dụng các ứng dụng của cuộc cách mạng 4.0 cùng với việc kết hợp những lợi thế từ các FTA song phương và đa phương sẽ là cơ sở để thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chạm mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.