Thị trường ngày 22/7: Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, dầu cao nhất hơn 4 tháng
Giá dầu cao nhất hơn 4 tháng
Giá dầu tăng 1 USD/thùng lên mức cao nhất trong hơn 4 tháng, được thúc đẩy bởi thỏa thuận kích thích của EU và kỳ vọng về các thử nghiệm vắc xin virus corona.
Chốt phiên giao dịch ngày 21/7, dầu thô Brent tăng 1,04 USD tương đương 2,4% lên 44,32 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 1,15 USD tương đương 2,82% lên 41,96 USD/thùng.
Giá dầu được hỗ trợ bởi thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo EU về quỹ có trị giá 750 tỉ euro (859 tỉ USD) nhằm vực dậy các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi virus corona. Thỏa thuận EU cho phép Ủy ban châu Âu huy động hàng tỉ euro trên thị trường vốn thay mặt cho 27 quốc gia, một hành động đoàn kết chưa từng thấy trong gần 7 thập kỷ của hội nhập châu Âu.
Ngoài ra, giá dầu còn được hỗ trợ bởi tồn trữ dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Mỹ trong tuần trước có khả năng giảm.
Giá khí tự nhiên tăng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 2%, khi các nhà máy phát điện đốt cháy lượng khí kỷ lục trong tuần này, để duy trì máy điều hòa nhiệt độ trong giai đoạn nóng nhất của nước này.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York tăng 3,3 US cent tương đương 2,1% lên 1,675 USD/mmBTU, trong phiên trước đó giá khí tự nhiên giảm hơn 4% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 26/6/2020.
Refinitiv dự báo nhu cầu của Mỹ bao gồm xuất khẩu sẽ tăng từ 92,3 tỉ feet khối/ngày (bcfd) trong tuần này lên 93,6 tỉ bcfd trong tuần tới. Ngành công nghiệp năng lượng tiêu thụ hơn 1/2 lượng khí (47,5 bcfd) – mức cao kỷ lục trong ngày 20/7/2020.
Giá vàng cao nhất 9 năm, bạc cao nhất hơn 6 năm, palađi cao nhất gần 3 tháng, bạch kim cao nhất hơn 4 tháng
Giá vàng tăng lên mức cao nhất 9 năm, được thúc đẩy bởi hoạt động bán tháo đồng USD và gia tăng kỳ vọng các biện pháp kích thích sẽ hỗ trợ các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch hồi phục, trong khi giá bạc vượt ngưỡng 20 USD/ounce lên mức cao nhất hơn 6 năm.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 1,5% lên 1.842,52 USD/ounce. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 9/2011 và có ngày tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 5/2020. Vàng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York tăng 1,5% lên 1.843,9 USD/ounce.
Đồng thời, giá bạc tăng 6,4% lên 21,18 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 21,2 USD/ounce – cao nhất kể từ tháng 7/2014.
Giá palađi tăng 5% lên 2.156,71 USD/ounce, sau khi đạt mức cao đỉnh điểm kể từ ngày 21/4/2020.
Giá bạch kim tăng 5,2% lên 886,97 USD/ounce, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 10/3/2020.
Giá đồng tăng
Giá đồng tăng do các nhà đầu tư kỳ vọng nhu cầu kim loại và nền kinh tế toàn cầu hồi phục, sau khi các nhà lãnh đạo EU đồng ý kế hoạch kích thích lớn và những thông tin tích cực về thử nghiệm vắc xin virus corona.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,8% lên 6.541 USD/tấn, gần mức cao nhất 25 tháng (6.633 USD/tấn) trong ngày 13/7/2020.
Nhà phân tích Tim Wood-Dow thuộc BMO Capital Markets cho biết, các thử nghiệm vắc xin và gói kích thích của EU sẽ thúc đẩy nhu cầu và giá, song mức tăng bị hạn chế bởi sự suy giảm theo mùa vụ hiện tại của Trung Quốc.
Giá quặng sắt và thép đồng loạt tăng
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng, do tâm lý lạc quan trên thị trường chứng khoán và kim loại cơ bản Trung Quốc, bất chấp sản lượng trong quý 2/2020 của công ty khai thác quặng sắt Vale Brazil tăng.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 2,8% lên 841 CNY (120,32 USD)/tấn, sau khi giảm 3 phiên liên tiếp.
Giá quặng sắt trên sàn Singapore tăng 2,4% lên 108,6 USD/tấn, hồi phục từ mức giảm 4 phiên liên tiếp.
Sản lượng quặng sắt của Vale Brazil trong quý 2/2020 tăng 5,5% so với quý 2/2019 và tăng 13,4% so với quý 1/2020, bất chấp tác động của virus corona.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây tăng 1,2%, thép cuộn cán nóng tăng 1,1% và thép không gỉ tăng 1%.
Giá cao su tăng
Giá cao su tại Tokyo tăng hơn 2% do gia tăng niềm tin về các thị trường tài chính, sau số liệu thử nghiệm tích cực về vắc xin Covid-19 tiềm năng.
Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn TOCOM tăng 3,7 JPY tương đương 2,4% lên 159 JPY/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 1,6% lên 10.695 CNY/tấn.
Giá đường diễn biến trái chiều
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn ICE giảm 0,05 US cent tương đương 0,4% xuống 11,67 US cent/lb, sau khi tăng 1,5% trong đầu phiên giao dịch.
Trong khi đó, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 4,8 USD tương đương 1,4% lên 355,3 USD/tấn.
Giá cà phê tăng
Giá cà phê tăng, được thúc đẩy bởi thị trường hàng hóa và chứng khoán tăng, cùng với đó là những thông tin tích cực về thử nghiệm vắc xin virus corona và thỏa thuận kích thích của EU.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn ICE tăng 2 US cent tương đương 2% lên 1,0175 USD/lb. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 39 USD tương đương 3,1% lên 1.317 USD/tấn.
Giá đậu tương và ngô giảm, lúa mì tăng
Giá đậu tương tại Chicago giảm, mặc dù xuất khẩu mới sang Trung Quốc sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, điều kiện cây trồng trong tuần tốt hơn so với kỳ vọng thị trường.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 6-1/2 USD/bushel xuống 8,96-1/2 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 5-1/2 US cent xuống 3,22-3/4 USD/bushel, trong khi đó giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 5-3/4 US cent lên 5,27-3/4 USD/bushel.
Trung Quốc đăng ký mua 126.000 tấn đậu tương của Mỹ giao hàng trong năm marketing 2020/21.
Giá dầu cọ cao nhất gần 5 tháng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng trở lại sau khi giảm trong đầu phiên giao dịch lên mức cao nhất gần 5 tháng trong phiên trước đó, do lo ngại nguồn cung bởi dự báo sản lượng giảm.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 0,19% lên 2.666 ringgit/tấn, sau khi giảm 1,23% trong đầu phiên giao dịch. Trong phiên trước đó, giá dầu cọ tăng gần 1,8% và đạt mức cao nhất kể từ ngày 13/2/2020.
Sản lượng dầu cọ giai đoạn 1-20/7/2020 của Malaysia sẽ giảm khoảng 5%. Mưa lớn và lũ lụt tại các nước sản xuất hàng đầu Malaysia và Indonesia trong tháng 7/2020, làm dấy lên mối lo ngại gián đoạn nguồn cung.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 22/7