Tổ chức liên kết SX nông nghiệp công nghệ cao

Vừa qua, tại Cty CP Mía đường Lam Sơn (Lasuco), tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội thảo tổ chức liên kết SX sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao

alt

Tham dự Hội thảo có đại diện Vụ Kế hoạch và một số đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT; UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở NN-PTNT Thanh Hóa và một số địa phương; Tập đoàn LP (Dubai), Cty Lasuco, Cty Công nông nghiệp Tiến Nông; các nhà khoa học.  Tại hội thảo, ông Lê Văn Tam – Chủ tịch HĐQT Lasuco cho biết: Chúng tôi tập trung xây dựng 4 sản phẩm chủ lực có thế mạnh của tỉnh, gồm: Mía, đường; cam vàng; sản phẩm rau, hoa, quả, thực phẩm hữu cơ và tre, luồng. 

Đối với mía, đường, Lasuco đang thực hiện phát triển vùng nguyên liệu mía trên địa bàn để bảo đảm qui hoạch của tỉnh đạt 27.000 ha mía nguyên liệu. Sản lượng đạt 2,5 triệu tấn mía cây. Sản lượng đường đạt 300.000 tấn.

Doanh thu từ đường và các sản phẩm sau đường đạt 5.000 tỷ đồng vào năm 2025.  Tập trung phát triển vùng cam không hạt chất lượng cao tại các huyện Thọ Xuân, Như Xuân và một số huyện khác của Thanh Hóa đạt diện tích 10.000 ha vào năm 2025. Tổng doanh thu từ cam vàng phấn đấu đạt 12.000 tỷ đồng.  Phát triển SX các sản phẩm rau, hoa, quả, thực phẩm hữu cơ và nấm ăn XK tại các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa… đạt 10.000 ha vào năm 2025. Sản lượng bình quân hàng năm đạt 300.000 tấn. Doanh thu đạt 5.000 tỷ đồng. 

Phát triển tre, luồng cho SX công nghiệp đạt 27.000 ha tại các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc… vào năm 2025. Doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng. Lasuco sản xuất cam công nghệ cao Giải pháp chính để thực hiện mục tiêu trên là tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn, qui mô tập trung, hiện đại để áp dụng cơ giới hóa, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào SX.

Đồng thời xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…  Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng Thanh Hóa cần tập trung khai thác tiềm năng về đất đai, tăng cường liên kết giữa DN với nông dân, giữa DN trong nước và DN nước ngoài trong SX nông nghiệp công nghệ cao, tiêu thụ sản phẩm. Nên chọn 2-3 sản phẩm nông nghiệp mang đặc trưng của địa phương để phát triển, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước trên thế giới, toàn cầu...

Nguồn: Báo Nông nghiệp

Bình luận của bạn