Hàng Việt đang chiếm lĩnh thị trường TP.HCM

 

Sau  gần 4 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo nên những chuyển biến tích cực đối với DN và người tiêu dùng tại TP.HCM.

alt

Nhiều chương trình, hội chợ quảng bá hàng Việt diễn ra thời gian qua.

Có thể thấy trong những năm gần đây, hàng Việt đã chiếm lĩnh hầu hết thị phần trong các kênh phân phối hiện đại. Tại hệ thống siêu thị Big C, Co.opmart hàng Việt luôn chiếm từ 80-90%, đặc biệt tại hệ thống Vinatexmart hàng Việt chiếm đến 100%.

Không chỉ vượt trội về tỉ trọng hàng hóa tại các kênh phân phối hiện đại, hàng Việt cũng đã lan tỏa tới các kênh phân phối truyền thống và cũng đã khẳng định vị trí của mình tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, các khu chế xuất- khu công nghiệp. Tại các vùng nông thôn, người dân cũng đã bắt đầu quen dùng và ưa chuộng hàng sản xuất trong nước.

Theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường định hường FTA, hiện nay 71% người tiêu dùng đã tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao. Báo cáo của Ban chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại các tỉnh, thành trên cả nước cũng cho thấy, ở nhiều địa phương có 80% người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm dệt may, da giày và có gần 60% người tiêu dùng ưa chuộng nhóm hàng thực phẩm, rau quả mang thương hiệu Việt.

Tại TP.HCM, hàng Việt không chỉ chiếm lĩnh thị trường hàng hóa thường ngày mà còn phủ khắp các hệ thống phân phối trong các dịp lễ tết. Năm nay, để phục vụ thị trường trước, trong và sau tết Giáp Ngọ 2014, các DN trong nước đã chuẩn bị nguồn hàng từ cách đây 2 tháng, với tổng giá trị hàng hóa phục vụ lên đến 7.581 tỉ đồng.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, tính đến thời điểm này, công tác chuẩn bị nguồn hàng, phục vụ thị trường tết Nguyên đán 2014 đã cơ bản hoàn tất. Trong đó, đa phần hàng hóa phục vụ thị trường Tết là từ nguồn cung của các DN trong nước.  Hiện tại các hệ thống siêu thị và chợ lớn các địa bàn đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng phục vụ Tết  với tiêu chí ưu tiên cho hàng Việt.

Theo bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại hệ thống siêu thị Big C, năm  nay hàng tết của siêu thị vẫn chủ yếu là hàng hóa của các DN trong nước. Ngoài lợi thế cạnh tranh về giá, mẫu mã và chất lượng hàng hóa trong nước có sự chuyển biến rõ rệt với nhiều chủng loại phong phú phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Mặc dù, hàng Việt đã khẳng định được vị trí của mình tại thị trường trong nước, tuy nhiên, vẫn còn nhiều người tiêu dùng còn phân vân khi chọn mua hàng Việt. Bởi các sản phẩm của DN Việt vẫn còn những khiếm khuyết như chất lượng không đồng đều, tính năng kém hấp dẫn, mẫu mã chậm thay đổi, không mạnh dạn đưa ra những thông tin rõ ràng về sản phẩm bị lỗi, dịch vụ bảo hành kém… Vì vậy, để người Việt tin dùng hàng Việt, trước hết DN Việt phải nhìn nhận khiếm khuyết để khắc phục. Đồng thời các DN Việt cũng rất cần sự hỗ trợ của ngành chức năng  để tạo điều kiện cho DN Việt đầu tư công nghệ mới, tăng hàm lượng chất xám để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm để tạo lòng tin của người tiêu dùng.

Bà Bùi Thị Hạnh Thu, Phó Tổng giám đốc Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (SaigonCo.op) cho rằng cốt lõi của Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" vẫn là từ hàng hóa. Trên thực tế hàng hóa của Việt Nam vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Hiện nay, vẫn còn nhiều hàng hóa phải phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Cụ thể, trong hệ thống phân phối, hàng Việt chỉ chiếm ưu thế đối với các ngành hàng lương thực, thực phẩm còn các mặt hàng tiêu dùng chậm như điện gia dụng… tỉ lệ nội địa hóa còn thấp. Do vậy, vấn đề đặt ra là Bộ Khoa học và Công nghệ phải làm sao giúp DN tiếp cận với các thành tựu khoa học mới để hàng Việt có thể bắt kịp xu hướng của thế giới và có thể thay thế được hàng nhập ngoại với lộ trình thay thế từ thấp đến cao. Đặc biệt đối với vấn đề định chuẩn, tiêu chuẩn hóa của các DN vừa và nhỏ cần có một tổ chức chính thống của nhà nước hỗ trợ các DN tiếp cận với thành tựu khoa học mới để thúc đẩy sản xuất phát triển. Thông tin dự án officetel  đang là loại hình căn hộ Officetel Hà Nội những dự án mới dự án eurowindow river park đông hội

Theo Ban chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP.HCM, mục tiêu đặt ra từ nay đến năm 2015 TP.HCM phải giảm 50% so với năm 2012 về hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, 80% người tiêu dùng sử dụng hàng Việt và hơn 900 phường, xã trên địa bàn thành phố có điểm bán hàng bình  ổn phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Nguồn: Báo Hải quan

Bình luận của bạn