Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn TP. Hà Nội: Hiệu quả kép

Những cửa hàng “Made in Viet Nam” xuất hiện ngày càng nhiều, thu hút đông đảo khách hàng là minh chứng rõ nét cho sự chuyển biến mạnh trong xu hướng mua sắm của người tiêu dùng thủ đô sau 5 năm Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai.

alt

Ông Lê Bá Trình - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam và Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa

trao bằng khen cho các DN thực hiện tốt CVĐ

Ông Đào Văn Bình - Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" TP. Hà Nội - cho biết, trong 5 năm qua (2009 – 2014), CVĐ đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn theo 4 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cơ bản gồm: tuyên truyền vận động; phát triển hạ tầng thương mại; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Những giải pháp trên đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho người dân và DN, theo điều tra của Ban Tuyên giáo thành ủy, sự tin tưởng của người tiêu dùng thủ đô đối với hàng Việt đã có sự chuyển biến tích cực. Năm 2013, có tới 47% người tiêu dùng tin tưởng và 47,6% người tiêu dùng sẵn sàng chọn lựa hàng sản xuất tại Việt Nam. Tại các hệ thống siêu thị lớn, tỷ lệ hàng Việt hiện chiếm khoảng 90 – 95% (riêng Vinatex Mart là 100%), hàng Việt cũng chiếm 90% tại các điểm bán hàng bình ổn giá. Đặc biệt, tại khu vực nông thôn, hàng Việt hiện chiếm hơn 80%, thậm chí hàng phục vụ nhu cầu học tập của học sinh đã lên đến 90%.

Ông Đào Văn Bình - Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội – Trưởng Ban chỉ đạo CVĐ:

Cuộc vận động đã tạo được hiệu quả kép khi vừa giúp người dân thủ đô yêu thích và tin dùng hàng Việt, vừa thúc đẩy DN chuyển mình mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân.

Về phía DN, ông Trần Lâm Hồ - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư, sản xuất thương mại Việt Long - cho biết, là DN chuyên sản xuất nồi trục giữa cho xe đạp, ước mơ sản xuất được một chiếc xe đạp Việt hoàn chỉnh đã được Việt Long nung nấu từ rất lâu nhưng không thực hiện được bởi công ty không có đủ vốn và công nghệ. Cách đây 5 năm, khi nhận được hỗ trợ từ CVĐ, Việt Long đã mạnh dạn đầu tư công nghệ và cho ra đời mẫu xe đạp Việt mang thương hiệu Việt Long. Sản phẩm đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng.

Bên cạnh những hiệu quả đạt được, thời gian qua, CVĐ cũng bộc lộ những hạn chế, nhiều đơn vị, cơ quan, ban ngành chưa tích cực triển khai các nội dung của CVĐ; một số DN chưa chú trọng đầu tư công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh...Thông tin dự án vinpearl nam hội an quảng nam vinpearl nam hội an vị trí ở đâu

Thời gian tới, để CVĐ thực sự đi vào chiều sâu, các DN đề xuất, cần thêm nhiều hỗ trợ mạnh hơn nữa để giúp DN sản xuất được những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, có chỗ đứng trên thị trường. “Chúng tôi mong sẽ có thêm nhiều hỗ trợ về vốn để có thể tiếp tục đầu tư công nghệ hiện đại, giảm giá thành để cung cấp cho người dân sản phẩm tốt với giá ưu đãi” - ông Trần Lâm Hồ - chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Bích Phượng – Giám đốc phụ trách khu vực phía Bắc – Công ty Biti’s cho hay: “Thời gian qua, công ty đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ CVĐ nhằm phát triển thị trường khu vực phía Nam. Thời gian tới, Biti’s mong nhận được sự hỗ trợ hơn nữa để hình thành cơ sở sản xuất nhằm phục vụ tốt hơn người tiêu dùng phía Bắc”.

Ông Đào Văn Bình khẳng định, thời gian tới, để duy trì CVĐ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: thực hiện tốt Chỉ thị 26 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện CVĐ; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền; các DN cần đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành; các cơ quan nhà nước cần gương mẫu thực hiện mua sắm hàng Việt cho mua sắm công, tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, DN, cá nhân làm tốt CVĐ.

Nguồn: Báo Công Thương

Bình luận của bạn