Hàng Việt còn “bỏ trống” thị trường nông thôn

Để hàng nội tiếp tục đứng vững tại thị trường trong nước thì các hoạt động quảng bá, tuyên truyền hàng Việt cần thực chất hơn để thu hút doanh nghiệp (DN) tích cực tham gia chương trình…

Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị giao ban công tác triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam 2014", do Ban Chỉ đạo (BCĐ) T.Ư Cuộc vận động vừa tổ chức.

Còn mang tính hình thức
Báo cáo của BCĐ T.Ư Cuộc vận động cho thấy, tính hết tháng 12/2013, chỉ có 7/25 bộ, ban, ngành và thành viên BCĐ T.Ư có báo cáo kết quả thực hiện; 22/63 tỉnh thành, 20/25 cơ quan ngang bộ chưa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cuộc vận động. Công tác đấu tranh, ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế, gây thiệt hại đến quyền lợi của người tiêu dùng và sản xuất trong nước. Mặc dù Nhà nước kêu gọi sử dụng hàng Việt, Bộ Công Thương cũng ban hành danh mục hàng hoá trong nước sản xuất được nhằm hạn chế nhập khẩu nhưng nhiều cơ quan, đơn vị trong hoạt động đầu tư công vẫn lựa chọn sản phẩm ngoại nhập với giá đắt hơn gấp hàng chục lần.

 

alt

Người tiêu dùng chọn sản phẩm tại siêu thị Hapro Kim Liên.

Tại nhiều địa phương, mặc dù các sở công thương đã chủ động xây dựng chương trình hành động nhưng vẫn mang tính riêng lẻ. Hoạt động tổ chức hội chợ hàng Việt mới chỉ dừng lại ở việc trưng bày, kinh doanh thuần túy mà chưa chú trọng việc quảng bá thương hiệu Việt cho người tiêu dùng.
Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam nêu vấn đề: Hàng Việt đã được người tiêu dùng tín nhiệm nhưng DN sản xuất lại chưa tận dụng được cơ hội này để quảng bá cũng như cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm từ đó cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Hàng Việt Nam chủ yếu phục vụ người dân có thu nhập trung bình khá. Còn thị trường nông thôn rộng lớn lại "bỏ trống" cho hàng nhập ngoại giá rẻ chiếm lĩnh. 
Thực trạng trên có nguyên nhân không nhỏ do hoạt động phối hợp giữa DN với BCĐ Cuộc vận động trong việc tuyên truyền chưa chặt chẽ, hoạt động này chủ yếu do DN thực hiện để kích thích tiêu thụ sản phẩm. Điều đó dẫn đến tình trạng DN chưa thực sự quan tâm đến thị trường nội địa nên không đẩy mạnh đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu, cải tiến mẫu mã sản phẩm dẫn đến khó cạnh tranh với hàng ngoại.

Cần cơ chế hỗ trợ cụ thể
Để hàng Việt được người tiêu dùng tín nhiệm, bên cạnh sự cố gắng từ phía các DN trong việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các DN đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng Việt. Đồng thời, đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng.
Đại diện BCĐ Cuộc vận động cho biết, trong năm 2014 tiếp tục tăng cường tuyên truyền, đề nghị Chính phủ xây dựng và ban hành Chiến lược hành động quốc gia "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Tổ chức chương trình truyền thông Việt đồng hành cùng DN, đồng thời lựa chọn 70 - 100 mặt hàng thương hiệu Việt tiêu biểu... đây là những hoạt động thiết thực hỗ trợ DN.
Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các bộ, ngành ngoài việc sử dụng hàng Việt trong mua sắm công cần vận động cán bộ của cơ quan mua hàng Việt Nam; Phối hợp xây dựng đề án tuyên truyền trong nước, kiều bào ở nước ngoài thông tin đầy đủ về hàng Việt Nam; Tổ chức các hình thức vinh danh đối với các DN hưởng ứng tích cực Cuộc vận động... Cùng với đó, các địa phương cần tuyên truyền cho người tiêu dùng sử dụng hàng Việt Nam; cung cấp hàng hóa Việt Nam có chất lượng ngay trên địa bàn. 
Những sản phẩm 
lồng thỏ 2 tầng sản phẩm chuồng thỏ 2 tầng mã lồng thỏ 3 tầng sản phẩm chuồng thỏ 3 tầng dự án van uống nước cho thỏ sản phẩm van uống nước cho thỏ nhiều mẫ mã
Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, yếu tố quan trọng là DN phải sản xuất ra hàng hóa có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh. Đặc biệt, DN cần quan tâm đến truyền thống, tập quán, nét văn hóa dân tộc trong việc cải tiến mẫu mã. Không chỉ có vậy, DN cũng cần đẩy mạnh việc thông tin, hướng dẫn cho người tiêu dùng khi mua và sử dụng sản phẩm nội, mở rộng mạng lưới bán lẻ tại vùng nông thôn. Cơ quan quản lý cần có hệ thống kiểm soát đối với các DN trong việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn đối với hàng hóa. Khi các DN tuân thủ tốt các tiêu chuẩn này, chắc chắn người dân Việt Nam sẽ có ấn tượng đẹp đối với hàng hóa Việt Nam.

Nguồn: Báo Kinh tế và Đô thị

 

Bình luận của bạn