Hàng Việt đã lên ngôi nhưng vẫn sợ “chết yểu"
Mặc dù hàng Việt đang ngày càng trở nên thân thiết đối với người tiêu dùng, nhưng mẫu mã và chất lượng sản phẩm còn hạn chế, giá thành vẫn khá cao… lại đang là rào cản lớn khiến doanh nghiệp có thể lại “thất bại” trên chính sân nhà.
Sáng nay (18/9), tại Hà Nội đã diễn ra buổi hội thảo "Hàng Việt trong hệ thống bán lẻ hiện đại - Cần một chiến lược lâu dài," do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Tại đây, nhiều vấn đề xung quanh câu chuyện hàng Việt Nam lại được các diễn giả làm nóng hội nghị.
Hàng Việt lên ngôi nhưng thiếu bền vững
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, sau 3 năm thực hiện và phát động chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” số người tìm đến với hàng trong nước sản xuất tăng lên đáng khích lệ. Với con số 77% người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng hàng nhãn hiệu nước ngoài ban đầu, sau ba năm đã đảo ngược thành 71% người Việt ưa chuộng và sử dụng hàng Việt.
Cùng với kết quả đáng khích lệ đó, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình hành động Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng cho biết, ngành bán lẻ Việt Nam đã phát triển nhanh hơn. Đặc biệt, kênh bán lẻ hiện đại đang có bước tiến vượt bậc.
Bà Nga dẫn chứng, mặc dù hệ thống phân phối hiện đại chỉ chiếm 20% thị phần của ngành bán lẻ trong cả nước, nhưng đây đang là một kênh quảng bá rất hữu hiệu cho hàng Việt. Trong hệ thống siêu thị hiện nay, hàng hoá sản xuất trong nước đã chiếm tỷ trọng lớn từ 70 - 80% là hàng sản xuất trong nước.
Đặc biệt, nếu đến cuối năm 2011, cả nước có 639 siêu thị tại 60/63 tỉnh, thành phố và 212 trung tâm thương mại tại 34/63 tỉnh, thành phố thì dự kiến đến hết năm 2012, cả nước có khoảng 698 siêu thị tại 60 tỉnh (tăng khoảng 9,4% so với năm 2011), có khoảng 127 trung tâm thương mại tại 40/63 tỉnh (tăng khoảng 8,5% so với năm 2011).
Mặc dù thị trường hàng Việt đã đạt được kết quả đáng khích lệ như vậy, nhưng bà Nga cũng thẳng thẳng thừa nhận, tỷ lệ thương mại hiện đại so với truyền thống của nước ta vẫn còn thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng đến việc phát triển hệ thống bán lẻ, song vẫn còn chậm do nhiều lý do khác nhau như về khả năng vốn, mặt bằng…
“Hiện nay, chủng loại hàng hoá sản xuất trong nước chưa phong phú, khối lượng hàng hoá còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã bao bì chưa đẹp. Mặc dù hàng hoá bán trong siêu thị (kể cả các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài) có tới hơn 80% là hàng sản xuất tại Việt Nam, chất lượng và mẫu mã bao bì đã có sự cải thiện, song nhìn chung vẫn chưa hấp dẫn người tiêu dùng như hàng hoá cùng loại được nhập từ nước ngoài. Đặc biệt, mức độ tươi sống đối với hàng rau, củ quả, thịt cá… cũng còn hạn chế…", bà Nga thẳng thắn thừa nhận.
Hàng Việt cần thâm nhập mạnh mẽ hơn
Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, tỷ lệ 80% - 100% hàng Việt chỉ tập trung vào các thành viên của hiệp hội như CoopMart, Vinatexmart, Hapro... Trong khi đó, tại các cửa hàng đặc chủng, chuyên doanh như Nguyễn Kim, Thiên Hòa, Topcarre... thì hàng Việt chỉ có chưa đầy 50% trong tổng số các mặt hàng bày bán.
Đồng tình với quan điểm này, đại diện Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM cho biết, mặc dù tỷ trọng hàng Việt trong kênh bán lẻ hiện đại đã tăng rõ rệt và hiện chiếm từ 70 - 90% lượng hàng hoá kinh doanh của kênh này, tuy nhiên sự thâm nhập hàng Việt tại kênh bán lẻ hiện đại hiện chưa đồng đều ở từng nhà bán lẻ và ở mỗi ngành hàng.
Đơn cử, đối với những ngành hàng thực phẩm thì tại các siêu thị hàng Việt chiếm từ 85% -95%, trong khi ngành hàng tiêu dùng lại khá yếu thế, chỉ từ 50% - 60%. Thậm chí có thời điểm tại những nhà bán lẻ có thế mạnh kinh doanh hàng nhập khẩu, thì tỷ lệ này còn xuống dưới mức 40%. Dự án Chung cư 23 lê duẩn thông tin Officetel 23 lê duẩn chính sách bán hàng tân hoàng minh lê duẩn cập nhật thông tin dự án officetel 23 lê duẩn mới nhất
Để giải quyết tình trạng này, bà Nga cho rằng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển đa dạng kết cấu hạ tầng thương mại tai các địa phương, nhất là các loại hình bán lẻ hiện đại để đạt được mục tiêu theo Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến 2030. Phấn đấu đưa tỷ trọng bán lẻ từ khoảng 20% hiện nay lên 40% vào năm 2020.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng khẳng định, để hàng Việt được phát triển và đi sâu hơn vào người tiêu dùng, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" sẽ được tiếp tục quán triệt và triển khai sâu rộng hơn nữa, theo đúng chương trình chung của Trung ương. Ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống phân phối thì các chương trình đào tạo về văn minh thương mại cho người bán hàng cũng sẽ được nhân rộng.
VnCharm
Nguồn: Theo Minh Hường
http://www6.vnmedia.vn/home/NewsId_316257_Catid_13.html