Hơn 95% hàng hóa trong siêu thị là hàng Việt
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa công bố tại Hội nghị “Hàng Việt trong hệ thống bán lẻ hiện đại cần một chiến lược” do Bộ Công thương và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức sáng ngày 18/9/2012.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, kênh bán lẻ hiện đại đã góp phần làm thay đổi thói quen mua sắm, tiêu dùng của người dân. Hiện tại kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 20% tổng thị trường bán lẻ trong nước nhưng có tiềm năng phát triển rất lớn và dự kiến đến năm 2020 sẽ chiếm 40% thị trường bán lẻ cả nước. Do đó, có thể nói rằng kênh bán lẻ hiện đại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của những nhà sản xuất hàng Việt.
Điều đáng mừng là, từ tác động tích cực của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỷ trọng hàng Việt trong kênh bán lẻ hiện đại đã tăng rõ rệt và hiện chiếm từ 70 - 90% lượng hàng hóa kinh doanh của kênh này.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TP HCM cho hay, thống kê tại TP HCM hiện có 243 chợ truyền thống bán buôn, bán lẻ với hơn 90% là hàng của địa phương trong nước, 162 siêu thị, kinh doanh hàng sản xuất trong nước chiếm từ 70 - 95%, hơn 500 cửa hàng tiện ích và hàng ngàn cửa hàng đại lý, trên 4.000 điểm bán hàng bình ổn… Với hệ thống phân phối này, ngành Thương mại TP HCM đã giúp đảm bảo phục vụ cho hoạt động giao dịch, mua bán hàng hóa, đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu tiêu dùng của thành phố mỗi năm gần 30%.
Cũng theo bà Lê Ngọc Đào, sau 3 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, sự quan tâm của người tiêu dùng dành cho hàng Việt đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, thực tế, với thế mạnh của hàng Việt trên đất Việt thì con số trên vẫn còn quá thấp nếu so sánh sức mua đối với hàng xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…
Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Nhất Nam (với chuỗi siêu thị FiviMart) phân tích: Con số hơn 95% sản phẩm bán trong siêu thị là hàng Việt nhưng thực tế mặt hàng Việt bán được nhiều nhất là đồ uống, hàng đông lạnh, hàng thực phẩm còn những mặt hàng thuộc nhóm khác hàng Việt vẫn đứng sau hàng xuất xứ Trung Quốc, Thái Lan…
Nguyên nhân, theo bà Hậu, hàng Việt mẫu mã đơn điệu, bao bì chưa tốt và đẹp, chưa có sản phẩm nào mang tính sang trọng bền đẹp, giá cả chưa thật sự rẻ nếu so với hàng hóa cùng loại có xuất xứ Trung Quốc.
Kết thúc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng, Việt Nam là nước đông dân (gần 90 triệu) là con số rất ấn tượng hứa hẹn một thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất cũng như bán lẻ. Tuy nhiên, để thay đổi thói quen mua hàng của người Việt phải có thời gian. Với 3 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đã kéo được người tiêu dùng dùng hàng Việt và lại còn có đóng góp trong việc cải tiến sản phẩm là điều rất quý giá. Dự án eurowindow river park đông hội thông tin liền kề hibrand dự án chung cư số 1 trần thủ độ chính sách mới chung cư hải phát complex chuẩn nhất
Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ quan tâm bằng những chính sách hỗ trợ trong việc kết nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối hàng hóa để người tiêu dùng có được mức giá cả phù hợp nhất.
VnCharm
Nguồn tham khảo: