Liên kết để thúc đẩy sản xuất

Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã và đang được các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công thương hưởng ứng tích cực qua chương trình liên kết tiêu thụ sản phẩm của nhau, nhằm tiêu thụ hàng tồn kho, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD).

Theo Bộ Công thương, CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và Chương trình "Đưa hàng Việt về nông thôn" đã góp phần nâng cao sức mua trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động SXKD của nhiều DN sản xuất hàng tiêu dùng. Nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn đã được thực hiện và một số đã đi vào hoạt động, góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng nhiều sản phẩm công nghiệp. Việc thúc đẩy xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu hợp lý, đồng thời khuyến khích sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, chú trọng phát triển thị trường nông thôn, miền núi, hải đảo… cũng là nhân tố góp phần đẩy mạnh hoạt động SXKD của DN. Bên cạnh đó, nắm được nhu cầu mua sắm, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hằng năm của các đơn vị rất lớn, đa dạng, từ năm 2012, Bộ Công thương đã vận động các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị máy móc và các loại hàng hóa của nhau, góp phần hưởng ứng CVĐ. Đây là nhiệm vụ vừa có tính cấp thiết, vừa có tính chiến lược lâu dài, khẳng định vai trò tiên phong của ngành công thương trong việc giúp DN tháo gỡ khó khăn, giải phóng hàng tồn.

alt

Hàng Việt Nam ngày càng có uy tín tại thị trường trong nước

Tổng Công ty cổ phần (CP) Thiết bị điện Việt Nam là bạn hàng truyền thống của ngành điện với nhiều sản phẩm chất lượng cao. Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy động lực, máy nông nghiệp, 100% động cơ của các loại máy cày, máy kéo của Công ty CP Máy kéo nông nghiệp đều là động cơ do Công ty CP Cơ khí Trần Hưng Đạo và một số đơn vị trong tổng công ty sản xuất; các phụ tùng bánh lốp cao su, dây cua roa được sử dụng là sản phẩm của Công ty CP Cao su Sao Vàng. Công ty TNHH MTV Động cơ và máy nông nghiệp miền Nam với các sản phẩm như cụm máy phát điện sử dụng xăng - dầu, máy bơm nước, máy gặt đập, liên hợp… đã làm vừa lòng người tiêu dùng về mẫu mã, giá thành cũng như chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm của công ty lên đến 96%. Thị phần tiêu thụ sản phẩm của công ty chiếm tới 87% khu vực nông thôn và 25% thị phần trong cả nước. Các công ty thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã triển khai cung cấp đồng phục cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam… Giải pháp liên kết, tiêu thụ sản phẩm giữa các tập đoàn, tổng công ty đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sản xuất công nghiệp 6 tháng qua tiếp tục đà tăng trưởng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2013. Những sản phẩm công nghiệp chế biến có chỉ số sản xuất tăng cao hơn 10% chủ yếu là những ngành hàng như: Linh kiện điện tử, dệt may, sản xuất da, giày dép, sản xuất xe có động cơ, máy biến thế, dây cáp điện, đóng tàu và cấu kiện nổi…

Khẳng định những kết quả đã đạt được sau 5 năm thực hiện CVĐ, các DN thuộc Bộ Công thương đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý theo sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên, các DN xác định đây mới chỉ là kết quả bước đầu.

CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" không phải là một giải pháp mang tính chất tình thế, mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài với mục đích phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của mỗi người dân. Đồng thời, sản xuất ra nhiều hàng Việt có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thời gian tới, các DN thuộc Bộ Công thương cần xác định tiếp tục trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm mang thương hiệu "Made in Vietnam". Nghiêm túc thực hiện việc mua sắm công, sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước có chất lượng tương đương hàng nhập ngoại để tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, các DN cần tăng cường đổi mới công nghệ, kỹ thuật, sản xuất ra nhiều hàng hóa có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá hợp lý, sức cạnh tranh cao để tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Dự án 
hibrand văn phú hà đông chung cư valencia garden dự án chung cư gamuda the zen Hà Nội chung cư an bình hot.
 
Nguồn: Hà Nội mới
Bình luận của bạn