Nông dân vẫn khó mua hàng “made in Vietnam”

Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, quận, huyện, nhất là giữa doanh nghiệp (DN) với ban chỉ đạo (BCĐ) tại các địa phương còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến kết quả thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (CVĐ) chưa đạt như mong muốn. Đó là một trong những tồn tại của CVĐ trên địa bàn Hà Nội, được đề cập tại Hội nghị sơ kết công tác quý I diễn ra chiều 24/4.


Hiện nay, 80% hàng hóa bày bán ở siêu thị, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại… ở Thủ đô đã là hàng Việt Nam, với nhiều chủng loại, mẫu mã ngày càng bắt mắt, phong phú, cơ bản đảm bảo chất lượng. Riêng mặt hàng đồ dùng phục vụ học tập của học sinh, chiếm tới 90% là hàng Việt… các DN đã tích cực hưởng ứng CVĐ, tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ TP Hà Nội Đào Văn Bình đánh giá, CVĐ còn một số tồn tại cần sớm khắc phục. Trước tiên là việc nhiều DN chưa quan tâm đến công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá hàng Việt đến đông đảo người tiêu dùng (NTD), cũng như chưa quan tâm bảo vệ thương hiệu nhãn mác sản phẩm. Ở khía cạnh khác, người nông dân ở vùng sâu, vùng xa muốn tìm mua hàng "made in Vietnam" vẫn rất khó. "Ví dụ đơn giản, học sinh huyện Ba Vì muốn mua cặp xách của Ladoda cũng không tìm được" - ông Đào Văn Bình nhấn mạnh. 

alt


Một phần nguyên nhân của thực trạng này theo thông tin từ một số DN tham gia CVĐ là do, mặc dù DN muốn tham gia làm các hội chợ hàng Việt phục vụ bà con nông thôn nhưng BCĐ CVĐ tại các huyện chưa tham mưu cho họ được những vị trí "đắc địa" để tổ chức. Do đó, tới đây, để CVĐ đi vào chiều sâu, cần có sự phối hợp đồng bộ trong cơ chế hoạt động. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng đề xuất, hình thức tuyên truyền về CVĐ cần phong phú với dung lượng và tần suất cao hơn, không chỉ tập trung trên kênh truyền hình mà nên khai thác nhiều hơn thế mạnh của internet để hình thành ý thức trong NTD: Đến cổng chợ là nghĩ đến việc mua hàng Việt Nam. 


Đến từ một địa bàn vùng sâu, vùng xa đã nhiều năm triển khai được hội chợ hàng Việt do Hapro tổ chức, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Sóc Sơn Phan Văn Vượng nhận xét: Phải thừa nhận, chỉ số tiêu dùng hàng Việt ngày càng gia tăng. Điều đó chứng minh rõ ràng, hàng Việt đang dần chiếm lĩnh ngay từ tâm lý tiêu dùng. Dù vậy, tâm lý "sính ngoại" vẫn còn phổ biến. Chính vì thế, công tác tuyên truyền cho CVĐ cần đi vào từng mặt hàng, nhất là những hàng "nhạy cảm" với sức khỏe như thực phẩm, mỹ phẩm… Tuyên truyền phải kết hợp với công tác quản lý, điều hành thị trường. Đó là những giải pháp quan trọng để hàng Việt tiếp tục khẳng định mình trên thị trường nội địa.Dự án chung cư vinhomes lò đúc đang được du an vinhomes lo duc triển khai chung cu vinhomes lo duc và khởi công

Nguồn: Báo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn