Phát triển hệ thống bán lẻ: Cơ hội quảng bá hàng Việt

Thị trường bán lẻ VN tiếp tục nhận dược sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giữa bức tranh kinh tế không mấy khả quan.

Nhưng với sự bắt tay liên kết giữa nhà phân phối bán lẻ hàng đầu Việt nam là Saigon Co.op với liên đoàn hợp tác xã tiêu dùng Singapore, tập đoàn lớn của Hàn Quốc là Emart ký kết với tập đoàn UNI Bình Dương, mới đây nhất là sự góp mặt của một thương hiệu đến từ Nhật Bản đã cho thấy phân khúc bán lẻ vẫn là miếng bánh ngon tại Việt nam. Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng đây là dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế, và cơ hội tốt để hàng Việt có thể quảng bá, nâng sản lượng sản phẩm, nâng mức tiêu thụ hàng hóa qua các hệ thống này.

Ngay trong những ngày đầu năm mới, thị trường Việt nam đã có sự góp mặt của tập đoàn bán lẻ AEON của Nhật Bản, trên các quầy kệ, bên cạnh 50% hàng hóa có xuất xứ của Nhật, thì còn lại 50% là sự ưu tiên của hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam. Cùng với sự tham gia của các tập đoàn nước ngoài và các hệ thống bán lẻ trong nước, cũng đã tăng cường hệ thống phân phối rộng khắp trong cả nước. Chỉ trong vòng 3 tháng trở lại đây, hàng loạt hệ thống đã được khai trương tại Tây Ninh, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu... và mới đây là tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Nâng tỷ lệ tiêu thụ hàng Việt tại hệ thống này lên đến 90%,

"Chúng tôi ưu tiên để tạo điều kiện phân phối, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm Hàng Việt Nam, việc mở rộng ra nhiều điểm ở các tỉnh thành nên chúng tôi có lợi thế là có thể khai thác hàng đặc sản ở từng địa phương ở tất cả 36 tình thành để chúng tôi có thể đối lưu và lưu thông hàng hóa trong toàn bộ hệ thống, làm phong phú hơn cơ hội lựa chọn của khách hàng, đồng thời làm cho sự lưu thông hàng Việt nam không chỉ trong những phạm vi địa bàn hạn hẹp mà còn vươn ra nhiều tỉnh thành." - Ông Nguyễn Ngọc Hòa, chủ tịch Saigon Co.op.

Số liêu thống kê của Bộ Công thương cho thấy, trong 5 năm trước, tỷ trọng hàng Việt trong các siêu thị chỉ chiếm 50%, thì năm 2013, tỷ trọng chiếm 80 - 90% lượng hàng hóa bày bán. Tại một số siêu thị như Vinatex Mart, Co.opmart, Citimart... lượng hàng Việt đã bày bán lên đến 95%. Hàng Việt chiếm lĩnh hệ thống bán lẻ đã phần nào thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng.


alt


Ông Nguyễn Văn Thành cho biết "tôi chọn mua hàng Việt chất lượng cao thôi, vì hàng Việt đảm bảo hơn hàng khác, do chưa biết chất lượng hàng nước khác như thế nào".

Với sự ra đời đồng loạt của của Co.op ExtraPlus, Satra, Hapro, AEON... người tiêu dùng đang có nhiều sự lựa chọn hàng hóa hơn, vì thế hàng Việt có tồn lại lâu dài ở các siêu thị hay không và ở mức độ nào, thì ngoài nỗ lực của các đơn vị kinh doanh, thì còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp sản xuất.

"Đối với các doanh nghiệp sản xuất của TP.HCM, họ sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực, để làm sao các sản phẩm của thương hiệu Việt ngày càng có giá trị gia tăng, mẫu mã đa dạng, với chi phí giá thành hợp lý, để có giá cả hợp lý với người tiêu dùng. Hiện nay trong hệ thống thương mại của thành phố, kể cả những điểm bán hàng trong nước, hàng hóa Việt đang dần chiếm lĩnh, đó là thành quả trong cuộc vận đồng người Việt ưu tiên dùng hàng Việt" - Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM 

thông tin dự án vincity hà tĩnh miền trung dự án vincity hà tĩnh chuẩn bị được công bố chung cư vincity nha trang thông tin vincity nha trang miền trung

Để tranh thủ các lợi thế trong hệ thống bán lẻ hướng người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, ngoài doanh nghiệp sản xuất cần nâng cao chất lượng hàng hóa, giá thành sản phẩm hợp lý, thì quan trọng là nhà sản xuất và nhà phân phối cần hợp tác chặt chẽ hơn. Trong đó doanh nghiệp bán lẻ cần đẩy mạnh cung cấp thông tin giúp nhà sản xuất biết xu hướng của người tiêu dùng. Từ đây sẽ giúp hàng Việt tiếp cận với đúng nhu cầu của người tiêu dùng.

Nguồn: VTV

 

Bình luận của bạn