Tỉnh Hà Giang với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Sau 3 năm triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Hà Giang, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, sự nỗ lực của các sở, ngành liên quan, sự hưởng ứng mạnh mẽ của các địa phương, các doanh nghiệp trong tỉnh, nhận thức của người tiêu dùng về mục đích, ý nghĩa CVĐ đã có bước chuyển biến rõ rệt, làm cho CVĐ bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Ngay sau khi có Thông báo 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị, Thông tưsố 36/TTr-MTTW-BTT ngày 16/9/2009 hướng dẫn triển khai thực hiện cuộc vận động của Ban Thường trực Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Hà Giang đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của tỉnh. Sau ba năm, Ban Chỉ đạo cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh Hà Giang đã triển khai Cuộc vận động trên toàn tỉnh và đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Từ năm 2009 đến nay, Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã tổ chức thành công 05 đợt đưa hàng Việt về nông thôn tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê với 120 gian hàng và 70 lượt doanh nghiệp tham gia, thu hút được ước khoảng 20.000 lượt người dân địa phương tham gia mua sắm và doanh số bán hàng của các doanh nghiệp ước đạt 2,1 tỷ đồng. Các mặt hàng bán phục vụ nhân dân tại phiên chợ được niêm yết giá và bán theo đúng giá niêm yết gồm các mặt hàng thuộc nhóm hàng thiết yếu được sản xuất trong nước phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân.
Các hoạt động xúc tiến thương mại cũng tích cực được triển khaithông qua hình thức hội chợ, triển lãm thương mại. Trong ba năm đã tổ chức thực hiện 38 hội chợ thương mại trên 11 huyện, thành phố (03 hội chợ cấp tỉnh và 35 hội chợ cấp huyện) với 5600 gian hàng và 3205 lượt doanh nghiệp tham gia, doanh thu ước đạt trên 200 tỷ đồng. Hàng hoá buôn bán tại các hội chợ là hàng tiêu dùng tổng hợp trong đó chiếm 70% sản phẩm được sản xuất trong nước do thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia. Hoạt động khuyến mại trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian qua cũng diễn ra khá sôi động, tổng số các chương trình khuyến mại Sở Công Thương tiếp nhận theo dõi trong ba năm là 3153 đợt khuyến mại.
Nhằm góp phần ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, Sở Công Thương tỉnh Hà Giang phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu qua biên giới và các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp... Sau ba năm đã kiểm tra, kiểm soát được 202 vụ, tổng số tiền thu nộp ngân sách là 1.087 triệu đồng.
Công tác tuyên truyền, vận động được tập trung tổ chức với nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế tại các đơn vị, đã góp phần tạo sự chuyển biến trong hành vi mua sắm của người dân, khuynh hướng chọn hàng sản xuất trong nước thay cho hàng ngoại nhập ngày càng tăng góp phần khơi dậy lòng yêu nước và tự tôn dân tộc. Góp phần mở rộng thị trường và thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển; tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn có cơ hội tiếp cận và sử dụng hàng hóa Việt Nam có chất lượng cao, giá cả hợp lý; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường nội địa.
Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh cũng chú trọng nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, mạnh dạn đầu tư, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, tạo nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá cả cạnh tranh với hàng ngoại nhập, tích cực xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu, phân phối sản phẩm. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hưởng ứng tích cực Cuộc vận động, thể hiện qua việc mua sắm văn phòng phẩm, phương tiện, trang thiết bị làm việc là hàng sản xuất trong nước.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại một số hạn chế như chất lượng hàng hoá của các doanh nghiệp chưa đều, mẫu mã chủng loại hàng chưa phong phú, hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng, thường xuyên và có tính lâu dài. Bên cạnh đó, hàng gian, hàng giả, hàng “nhái” kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lưu thông bất hợp pháp trên thị trường làm giảm uy tín hàng Việt Nam có chất lượng. Tâm lý thích dùng hàng ngoại vẫn còn ở một bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Dự án Vinpearl vũ yên thông tin Vinpearl vũ yên hải phòng chính sách mới Vinpearl can gio thông tin Vinpearl cần giờ chuẩn bị ra mắt
Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh Hà Giang tiếp tục triển khai thực hiện tốt Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", góp phần cùng toàn tỉnh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và từng ngành, từng sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá là biện pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển thị trường. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các đề án khuyến công và đề án phát triển làng nghề trên địa bàn. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng vật chất, pháp lý và tri thức khoa học công nghệ cho thương mại, dịch vụ. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng tới các cấp ủy chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng Việt Nam; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống các hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, buôn lậu, gian lận thương mại.
VnCharm