Tổng kết 5 năm thực hiện Cuộc vận đông "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam": Cuộc vận động làm thay đổi cách nghĩ của người dân Việt Nam

Sáng ngày 03 tháng 7 năm 2014, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Sau 5 năm thực hiện, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã làm thay đổi cách nghĩ của nhiều doanh nghiệp, nhà phân phối cũng như người tiêu dùng, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng trong nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Gần 2 nghìn đợt bán hàng về nông thôn có sự tham gia của 53 nghìn lượt doanh nghiệp, thu hút hơn 3 triệu lượt người dân địa phương tới mua sắm.… là những kết quả mà Cuộc vận động đã đạt được trong 5 năm qua. Hệ thống các điểm bán hàng bình ổn thị trường có tỷ lệ gần 90% là hàng Việt.

Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, sau 5 năm triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tính từ thời điểm bắt đầu khởi động Cuộc vận động cho đến nay đã có những thay đổi rõ rệt trong nhận thức của cả doanh nghiệp sản xuất cũng như người tiêu dùng. Nếu như trước đây, hàng Việt chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong hệ thống các siêu thị, các cửa hàng, chợ truyền thống, thì đến thời điểm này, trên các hệ thống phân phối hàng hóa ở hầu hết các tỉnh thành, hàng Việt đã chiếm đến 80 – 90%. Đặc biệt, tâm lý sính ngoại của người Việt đang dần được đẩy lùi trong phương thức mua sắm, tiêu dùng.

alt

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa phát biểu trong Hội nghị (Nguồn: Báo Gia đình Việt Nam)

 

Theo ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), sau 5 năm thực hiện Cuộc vận động, tổng doanh thu nội địa của Tập đoàn tăng dần. Doanh thu nội địa trong 6 tháng đầu năm của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ước đạt 11.086 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2013.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, cho biết: đến nay người tiêu dùng Việt Nam nói chung ngày càng đánh giá cao hàng Việt Nam. Tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may, da giày có tới 80% người ưa chuộng; nhóm hàng thực phẩm, rau quả có tới trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng… Trong hệ thống siêu thị hàng hóa sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn từ 80 - 90%. Đồng thời, Cuộc vận động cũng góp phần giảm tỉ lệ nhập siêu, đặc biệt, năm 2012 và năm 2013 cán cân thương mại đã liên tục đạt trạng thái xuất siêu .

Để Cuộc vận động đạt được những thành công bước đầu là nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn thể cộng đồng doanh nghiệp, nhà quản lý cũng như toàn thể xã hội. Đặc biệt quan trọng là nỗ lực thúc đẩy mở rộng mạng lưới phân phối ở thị trường trong nước của các địa phương bằng cách đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu vùng xa...

Chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa khẳng định: 5 năm qua, các đơn vị ngành công thương bằng nhiều hình thức đã nỗ lực triển khai cuộc vận động và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, dần thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong sử dụng hàng hóa… Một xu hướng đáng mừng hiện nay là người tiêu dùng Việt Nam nói chung ngày càng đánh giá cao hàng Việt Nam. Tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may, da giầy có tới 80% người ưa chuộng; nhóm hàng thực phẩm, rau quả có tới trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng...

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chỉ đạo, các đơn vị ngành Công Thương tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động theo chiều sâu. Theo đó, tích cực thông tin, tuyên truyền về cuộc vận động; rà soát, bổ sung, ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, không trái với quy định của tổ chức thương mại thế giới; hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc thương mại và mở rộng thị trường trong nước; đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh công tác quản lý thị trường.Thông tin dự án chung cư vincity tây mỗ sản phẩm vincity tây mỗ dự án chung cu vincity tay mo được thiết kế 

PHÒNG BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN

Bình luận của bạn