Cô giáo Đồng Tháp khởi nghiệp với nông sản quê hương

Nhằm góp phần tăng giá trị nông sản quê hương Đồng Tháp Mười, từ năm 2012, chị Nguyễn Anh Thy quyết định khởi nghiệp từ việc đầu tư sản xuất các mặt hàng từ sen, củ năng, khoai môn, khoai sọ, củ ấu..

Nguyễn Anh Thy là cô giáo công tác tại trường Năng Khiếu TDTT tỉnh Đồng Tháp. Nhận thấy giá trị của những nông sản quê hương, từăm 2012, chị Nguyễn Anh Thy quyết định đầu tư sản xuất các mặt hàng từ sen. Thời gian đầu chị gặp rất nhiều khó khăn do sen là sản phẩm đã quá quen thuộc trên thị trường nên mức độ cạnh tranh cao. Để tạo dựng vị trí trên thị trường, chị Thy đã tìm ra sự khác biệt cho thương hiệu của mình. 

Ngoài lợi thế về nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mang tính đặc trưng của Đồng Tháp, các sản phẩm của chị Thy có từ tất cả các bộ phận của cây sen: hạt sen, củ sen, ngó sen, trà lá sen, trà tim sen. Dự án của cô giáo Nguyễn Anh Thy không chỉ mang lại thu nhập cao co chính cô mà còn tạo thêm việc làm thường xuyên cho lao động nông thôn, nhất là chị em phụ nữ. Sau 3 năm phát triển, khi các sản phẩm của chị Thy đã có mặt tại hầu khắp các tỉnh trên toàn quốc thông qua kênh siêu thị, chị  tiếp tục đang dạng hoá sản phẩm từ một số nông sản khác như củ năng, khoai môn, khoai sọ. Tất cả các sản phẩm đều được làm sạch, gọt vỏ, hút chân không để sử dụng tươi.

Từ tháng 4/2017, Anh Thy bắt đầu nghiên cứu dự án sản xuất củ ấu tươi tách vỏ xuất khẩu với mong muốn người trồng ấu sẽ tăng thêm thu nhập. Nếu như trước đây người trồng ấu chỉ có 2 cách để tiêu thụ ấu là bán ấu tươi và ấu đã luộc chín. Cách làm này không mang lại lợi nhuận cao cho người trồng ấu. Từ đó, Anh Thy đã tìm đến vùng nguyên liệu ấu dồi dào của 2 huyện Lai Vung, Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) để nghiên cứu qui trình trồng, thời gian sinh trưởng, thu hoạch, các biện pháp đảm bảo an toàn VSTP.

Điều quan trọng nhất là nguồn ấu tốt, chất lượng có mặt quanh năm không bị gián đoạn, không bị ảnh hưởng yếu tố thời tiết, nguồn nước… Khi đã đạt đầy đủ các yếu tố quan trọng và cần thiết, Anh Thy bắt đầu chuyện khởi nghiệp chế biến sản phẩm ấu tách vỏ tại xã địa điểm xã An Bình, huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp).  

Do cơ sở mới hình thành nên bình quân mỗi tháng, hy làm ra khoảng 600 ký ruột ấu, trừ hết các khoản chi phí đầu tư, cô còn lãi xấp xỉ từ 15 đến 20 triệu đồng/ tháng. Điều đáng mừng là các lao động làm việc tại đây từ 7 đến 13 giờ sẽ được trả công 120.000 đồng. Số tiền tuy không qúa lớn nhưng đã giúp nhiều chị em phụ nữ vượt qua khó khăn. Mỗi lao động lành nghề có thể tách được từ 12 đến 15 ký ấu tươi / buổi. Cạnh đó họ còn có thể kiếm thêm thu nhập vào buổi chiều còn lại. Nhiều người hiện nay đã quen dần việc nấu nhiều món ngon từ củ ấu như: chè ấu, củ ấu hầm giò lợn, ấu chiên, củ ấu hầm dừa với chuối, nấu khoai sáp hay lợn quay nấu củ ấu…

Hiện ngoài ấu tươi tách vỏ, chị Thy còn phát triển thêm về sữa củ ấu, sữa hạt sen củ ấu, sữa củ ấu gạo lứt. Các sản phẩm mới liên tiếp ra đời nhờ những kinh nghiệm chị đúc rút suốt quá trình khởi nghiệp, đó là cần khảo sát, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để "bán cái người ta cần" và trong thời buổi kinh doanh hiện nay, không phải "cá lớn nuốt cá bé" mà là "cá nhanh thắng cá chậm".   

Bình luận của bạn