Sinh viên đại học RMIT chia sẻ 3 bài học kinh nghiệm về cuộc sống

Bí mật đầu tiên: “Nếu bạn nghĩ rằng bạn làm được, bạn sẽ làm được”

Julianna Margulies từng nói: “Hãy tin rằng bất cứ điều gì cũng có thể thực hiện được và sau đó hãy làm việc hết mình để đạt được điều đó”. Câu nói của bà làm tôi nhớ lại quãng thời gian nộp đơn cho Giải thưởng Lãnh đạo sinh viên của Đại học RMIT Việt Nam. Tôi chỉ có ba tuần để hoàn tất các yêu cầu của giải. Cùng thời điểm đó, tôi phải chịu trách nhiệm cho hàng loạt dự án xã hội cũng như chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa. Có những hôm tôi phải thức đến 3 – 4 giờ sáng để viết bài luận sau khi về nhà lúc nửa đêm do chạy các dự án. Thế nhưng, bài luận nháp thứ nhất, thứ 2, rồi thứ 7, 8 đều bị tôi quăng vào sọt rác vì chưa ưng ý.
 

 

Sinh viên RMIT Việt Nam trong ngày lễ tốt nghiệp

Tuần cuối trước khi hết hạn nộp hồ sơ, tôi lăn ra ốm và sốt cao trong khi nhiều thứ đến hạn phải nộp. Đôi khi tôi tự hỏi bản thân: Liệu có đáng bỏ công sức cho một việc chưa nắm chắc khả năng thành công? Tôi có thể tiếp tục “chạy đua” với sức khỏe thế này không? Nhưng rồi, tôi tự nhủ với bản thân: “Không gì là không thể”, “Tôi có thể làm được”. Tôi trở lại “chiến đấu” với những thứ “tưởng chừng như không thể” ấy. Cuối cùng, tôi đã thành công.

Lời khuyên của tôi dành cho các bạn là dám nghĩ, dám làm và dám hành động. Cơ hội luôn hiện hữu quanh chúng ta, chỉ là chúng ta có dám tin vào bản thân mà tóm lấy những cơ hội ấy không? Và dĩ nhiên, để đạt được điều đó, chúng ta phải có mục tiêu dài hạn và liên tục chuẩn bị mọi mặt như kiến thức, ngôn ngữ và kỹ năng mềm.

Câu châm ngôn yêu thích của tôi là “Dù bạn nghĩ bạn làm được hay không làm được – bạn đều đúng” của Henry Ford. Thay vì nghĩ rằng mình không làm được, hãy sẵn sàng nắm lấy thử thách mỗi ngày, không chỉ dựa vào may mắn mà với sự bền bỉ và chuẩn bị, vì cơ hội tiềm ẩn đều có thể xuất hiện trong những thời điểm ít mong đợi nhất.

Bài học thứ hai: “Tinh thần không bỏ cuộc”

Nhìn lại quá khứ, tôi nhận thấy số lần thất bại của mình cao hơn nhiều so với thành công. Có những tuần tôi liên tục nhận được email báo trượt từ các chương trình mà mình đã nộp đơn. Chắc chắn sẽ có những lúc buồn bã và chán nản, tuy nhiên đừng để những cảm xúc tiêu cực đó tồn tại lâu. Bạn có thể cho phép bản thân chán chường trong vòng vài ngày để giảm căng thẳng, nhưng sau đó đừng lưu giữ trong lòng và buộc bản thân phải suy nghĩ tích cực hơn.

Thật khó để tin rằng Arianna Huffington – một trong những người phụ nữ tạo được ảnh hưởng nhất trong ngành xuất bản từng bị 30 nhà xuất bản lớn từ chối. Cuốn sách thứ hai mà bà đã cố gắng xuất bản rất lâu trước khi lập ra ‘đế chế’ hiển thị khắp nơi – Huffington, đã bị từ chối 36 lần trước khi được xuất bản. Rõ ràng, Huffington đã vượt qua những thất bại thuở ban đầu và gắn tên bà vào một trong những kênh tin trực tuyến thành công nhất.

Cuối cùng: Ý nghĩa của Triết lý cho – nhận

Vạn vật tồn tại đều có nguyên do, và “tiếng gọi” là sự thôi thúc mạnh mẽ và sức mạnh nội tại để tìm ra được ý nghĩa cuộc sống, đồng thời khiến cho sự tồn tại ấy có giá trị. “Tiếng gọi” dành cho chúng ta là làm cho thế giới thấy được ảnh hưởng của đời sống chúng ta – vinh quang của chúng ta. Để làm được điều đó, đầu tiên bạn phải nổi bật. Hãy đầu tư vào bản thân mình, trở thành những người cố vấn, thành hình mẫu của người khác, thành ngọn nến tỏa sáng vinh quang. Thứ hai, hãy nhận thức về thế giới. Một số người sinh ra đã may mắn, một số thì không. Hãy chia sẻ may mắn của bạn!

Tôi thật sự hiểu được triết lý này khi đến Làng Trẻ em Sunrise trong khuôn khổ Hội nghị Lãnh đạo sinh viên lần thứ 5 tại Phnom Penh, Campuchia. Tôi đã dạy một bé trai chơi piano. Dù cậu bé rất nhút nhát và không nói giỏi tiếng Anh, nhưng kết quả cuối cùng hơn cả mong đợi khiến tôi rất tự hào. Được vui chơi với các bé ở Làng Sunrise dù chỉ một ngày ngắn ngủi cũng khiến tôi hạnh phúc vì có thể đóng góp một phần công sức cho các em và hiểu được ý nghĩa của sự quan tâm.

Winston Churchill từng nói: “Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi ta biết cách tạo ra giá trị cho người khác. Chúng ta kiếm sống bằng những gì được nhận, nhưng để cuộc sống có ý nghĩa thì ta phải cho đi”.

Những năm đại học là một quãng đường dài, nhưng chúng ta đã đến được đây và sẵn sàng để bước ra khỏi cánh cổng trường đại học. Chúng ta đã nỗ lực để có được ngày hôm nay nhưng chúng ta không nỗ lực một cách đơn độc. Chúng ta nợ những vị sau lòng biết ơn sâu sắc.

Bình luận của bạn