HƯỚNG DẪN ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI THỦ LĨNH TRONG CÔNG VIỆC

1. Tập trung vào các mục tiêu của công ty, tổ chức đã đề ra. Hiểu được tầm nhìn của doanh nghiệp hoặc dự án, luôn đặt nó lên hàng đầu. Biết vì lợi ích tập thể mà quên đi lợi ích cả nhân.

2. Kết hợp nguồn nhân lực hiệu quả. Tuyển dụng nhân tài bằng cách xác định các nhu cầu của từng vị trí và kết hợp chúng với những người có kỹ năng và đam mê trong công việc

  • Tạo cơ hội phát triển cho nhân viên. Tạo động lực cho người lao động bằng cách thử thách họ. Nhiều người sẽ thể hiện những tài năng, năng lực mà có thể bạn chưa biết khi có thử thách mới hoặc có các nhiệm vụ khó hơn, Khuyến khích các thành viên trong nhóm bằng cách lắng nghe ý kiến của họ về sản phẩm mà công ty đang hướng tới, họ là người hiểu rõ nhất những sản phẩm đó.
  • Công nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của cấp dưới. Khi nhân viên làm việc tốt, đạt kết quả cao thì hãy công nhận thành tích của họ bằng quỹ khen thưởng hay đơn giản hơn là một lời khen trong cuộc họp.
  • Xem xét nhu cầu của cấp dưới. Có thể họ cần các thiết bị mới, không gian làm việc yên tĩnh hơn hoặc thảo luận với các thành viên khác để có hiệu quả hơn. Xác định nhu cầu của họ bằng cách trao đổi mỗi ngày một lần và cuộc họp nhóm hàng tuần.

3. Xác định nhiệm vụ. Là một người lãnh đạo nơi công sở, cần phải xác định được nhiệm vụ cần phải thực hiện cho nhân viên có thể hiểu rõ. Đôi lúc, cấp dưới cần được giải thích và hướng dẫn cụ thể để làm được đúng theo yêu cầu của sản phẩm. Nên tổ chức các buổi tập huấn, huấn luyện, các thành phần tham dự gồm bạn, các thành viên liên quan đến sản phẩm được giao và các nhà tư vấn đào tạo.

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc họp. Tổ chức các cuộc họp thường xuyên để thảo luận chi tiết về dự án và mục tiêu của công ty.

  • Lựa chọn lịch phù hợp với cuộc họp. Lịch họp phải phù hợp với phần lớn nhân viên trong dự án. Một cuộc họp vào chiều thứ sáu không phải là thời gian phù hợp, vì nó bị gò bó bởi thời gian. Hãy chọn thời gian nào mà người làm cảm thấy năng động và thoải mái nhất để tổ chức một cuộc họp. Đương nhiên bạn không cần phải phụ thuộc quá vào nhân viên, bạn là lãnh đạo và trong một số lúc không thể đồng nhất ý kiến của mọi người thì bạn phải là người lên tiếng và đưa ra quyết định cuối cùng.
  • Chuẩn bị trước nội dung cuộc họp và gửi đến các bộ phận liên quan trước cuộc họp khoảng thời gian đủ để các nhân viên đọc qua nó, yêu cầu họ chuẩn bị trước ý kiến để tham gia cuộc họp.
  • Thảo luận một cách chuyên nghiệp. Tạo môi trường cho phép tất cả mọi người có thể đóng góp ý kiến của mình. Nhưng nhớ rằng, hãy quản lý hành vi của họ bằng cách giới hạn thời gian đóng góp ý kiến cá nhân.

5. Giải quyết vấn đề một cách kịp thời. Giải quyết các vấn đề càng sớm càng tốt. Khiếu nại về sản phẩm, khách hàng, đối thủ sẽ nhanh chóng đưa ra các ý kiến tiêu cực làm xấu đi hình ảnh của bạn. Lắng nghe về phản hồi và đề ra các giải pháp cụ thể cho từng tình huống.

  • Hành động dứt khoát sau khi cân nhắc tất cả các yếu tố quan trọng. Tránh sự chậm trễ không cần thiết.
  • Tạo ra một đội ngũ nhân viên có kỹ năng phù hợp để thực hiện các giải pháp đã đề ra. Tốt nhất là lựa chọn những nhân viên có kinh nghiệm, nhanh nhạy, trung thành.

6. Giải quyết các xung đột. Mâu thuẫn ở công sở có thể là giữa khách hàng và nhân viên, giữa các nhân viên hay giữa nhà lãnh đạo và cấp dưới.

  • Xoa dịu xung đột giữa khách hàng và nhân viên, hãy xoa dịu mâu thuẫn và giải quyết một cách nhẹ nhàng để tránh khỏi tiếng xấu trong cư xử với khách hang
  • Đánh giá các vấn đề, điều kiêng kị nhất là công tư xen lẫn. Nên gạt các mâu thuẫn cá nhân qua một bên, đặt công việc lên hàng đầu.

7. Hãy tôn trọng tất cả người lao động và khách hàng. Làm cho mọi người nể phục bạn bằng sự trung thực và tôn trọng để nâng cao niềm tin để đứng đầu, dẫn dắt họ.

8. Hãy góp ý mang tính xây dựng. Đừng chỉ trích họ, đó là cách giải quyết rất nặng nề. Chỉ góp ý nhẹ nhàng, luôn luôn xem xét lời nói của bạn và thái độ của nhân viên.

Bình luận của bạn