Làm chủ cảm xúc của bạn như thế nào?
Làm chủ được cảm xúc là một trong những kỹ năng cần thiết trong xây dựng các mối quan hệ để tránh những bất đồng với những người xung quanh cũng như cộng sự. Vậy làm cách nào để có thể kiểm soát được cảm xúc của mình?
Bạn dành khá nhiều tâm huyết cho dự án của mình, nhưng chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà bạn đã có một buổi tranh luận khá gay gắt dẫn đến việc bất đồng quan điểm và làm cho dự án của bạn hoàn thành chậm tiến độ.
Giữa bạn và đồng nghiệp có vài mâu thuẫn nhỏ, bạn cảm thấy không thoải mái khi cộng sự chung với cô ấy.
Bạn và người yêu có mâu thuẫn trong mối quan hệ hiện tại vì bạn cảm nhận được đã có người thứ 3 xuất hiện.
Bạn và gia đình dạo gần đây bắt đầu tranh khá lớn tiếng và thường xuyên về việc bạn về nhà trễ, mặc dù bạn đã dư tuổi trưởng thành.
Chuyện tiền bạc, công việc, mâu thuẫn của các mối quan hệ làm bạn dễ dàng phát cáu với bất kì ai, bất cứ khi nào.
Bạn nghĩ bạn đang thực hiện tốt công việc của mình, nhưng sau đó thì nhận được thư cảm ơn từ cấp trên.
Khi đó bạn sẽ làm gì, mỉm cười hay là……Bất cứ ai trong chúng ta, sẽ có những lần rơi vào trạng thái không kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Khi đó có thể bạn sẽ phản ứng với các tình huống căng thẳng trên bằng cách la hét, quát mắt, cãi nhau lớn tiếng hoặc thậm chí là đi tìm một góc tối nào đó để suy gẫm, than thân trách phận, xót xa thương tiếc cho số phận cuộc đời mình.
Thật khó để có thể kiềm chế cảm xúc cá nhân trong những khi tức giận, nhưng việc học cách quản lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc rất quan trọng. Những ví dụ minh họa được nêu bên trên không dùng để bạn xác định mình đang ở trong tình huống nào, mà quan trọng là cách chúng ta phản ứng lại với các tình huống trên như thế nào.
Làm cách nào để học cách quản lý cảm xúc của mình tốt hơn, học cách lựa chọn thể hiện cảm xúc, học cách phản ứng với các tình huống khác nhau. Chúng ta thường phải đối mặt với cảm xúc tiêu cực thường gặp tại nơi làm việc, những cảm xúc tiêu cực thường diễn ra tại nơi làm việc đó chính là. “Thất vọng/cáu gắt”, “Lo lắng/bồn chồn”, “tức giận/ làm sự việc nghiêm trọng”, “Không thích”, “Thất vọng/không vui”. Vậy chúng ta phải làm gì để học quản lý cảm xúc cho chính bản thân mình, làm gì để hạn chế việc không quản lý tốt cảm xúc.
Học quản lý cảm xúc bằng cách thay đổi suy nghĩ của mình:
Chuyện gì sẽ xảy ra khi cuộc sống của bạn là một con đường thẳng, không một chút gồ ghề, mọi thứ quá nhàm chán đúng không. Vì vậy học quản lý cảm xúc mình, bạn hãy học cách thay đổi suy nghĩ trong vấn đề bạn đang gặp phải, và tìm một việc nào đó, một hành động nào đó thay thế.
Học quản lý cảm xúc bằng cách ghi lại suy nghĩ của bạn:
Viết ra giấy những gì bạn cảm thấy khó chịu, hoặc bạn có thể viết vào nhật ký, hay note đều được. Bạn có thể viết tất cả những gì bạn nghĩ ra được ngay lúc đó, như đồng nghiệp, công việc, mâu thuẫn ….Viết cũng là cách để bạn giải tỏa cảm xúc và nhìn nhận lại mình. Khi bạn bình tâm lại, hãy xem lại những gì bạn viết, chắc hẳn bạn sẽ tự biết cách giải quyết vấn đề, hãy nhớ rằng việc thay đổi tình hình nằm trong tay bạn nhé.
Học quản lý cảm xúc bằng cách bùng nổ an toàn:
Trong trường hợp mâu thuẫn tranh luận đạt đến cực trị, và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Hãy cải tạo hoàn cảnh bằng cách kiếm một việc gì đó để làm. Đại loại như bạn có thể chà nhà vệ sinh chẳng hạn, bạn hãy vận dụng hết sự tưởng tưởng của mình, dùng hết sức của mình để chà thật mạnh nhà vệ sinh. Và mỗi lần chà mạnh vào nhà vệ sinh thì bạn có thể ví là mình đang đánh thật đau vào đối phương.
Học quản lý cảm xúc bằng một nụ cười.
Hãy cười dù đó là một nụ cười miễn cưỡng, một nụ cười gượng gạo, thậm chí nhăn mặt cũng có thể làm cho bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, hạnh phúc hơn (cách cơ bản kỳ lạ mà con người có thể làm được 1 cách dễ dàng). Hãy thử nhé, có thể bạn sẽ ngạc nhiên đấy.
Hãy nhớ rằng “ bạn có thể lấy tất cả mọi thứ từ một người nhưng có một thứ duy nhất mà bạn sẽ không lấy được chính là sự tự do lựa chọn thái độ, lựa chọn cách phản ứng hoàn cảnh”. Và chúng ta luôn phải học cách quản lý cảm xúc , học cách đương đầu với chúng ngay từ bây giờ.